Trước những năm 60 của thế kỷ mười chín, trong nghệ thuật phương Tây,
người ta dễ dàng nhận thấy không hề có hình ảnh riêng của những đứa trẻ. Ở
chủ đề Cơ đốc giáo khắp mọi nơi về Đức Mẹ và Chúa Hài đồng, hình ảnh đứa
bé là một nửa của cái cặp bổ sung cho nhau này. Trừ các chân dung đặt vẽ của
những gia đình quyền quý, rất ít tranh chỉ thuần túy thể hiện trẻ con và hoàn
toàn không có bức tranh nào miêu tả chúng đang chơi đùa mà không có người
lớn. Vào giai đoạn đầu của thời kì Phục hưng, bất chấp sự tinh tế rõ ràng và kĩ
thuật bậc thầy là đặc điểm của nghệ thuật của thời kì này, các họa sĩ Bắc Âu đã
thành danh đều nhất nhất tuân thủ զսy phạm của thời đại mình, họ miêu tả hài
nhi và trẻ con không theo những tỉ lệ giải phẫu tự nhiên của chúng, mà như
những người lớn thu nhỏ lại.
Từ thời Phục hưng trở đi, các họa sĩ đã vẽ trẻ con dưới hình thức các tiểu
thiên sứ có cánh và trẻ vị thành niên là những nam nữ khỏa thân khêu gợi -
thực sự là các thanh niên đã trường thành. Đại diện của loài người nằm ở độ
tuổi từ năm đến mười lăm bị thiếu vắng. Sự vắng mặt lạ lùng này có thể được
hiểu như một manh mối để thấy rằng trong văn hóa của châu Âu thời Phục
hưng, các giá trị của trẻ em đã bị chế áp mạnh mẽ.
Cho đến khi có nghệ thuật hiện đại, thì chủ đề trẻ em mới bắt đầu xuất hiện
một cách nhất quán như một tiêu điểm đơn độc, trung tâm và duy nhất của hội
họa. Édouard Manet đã đưa chúng vào trong các tác phẩm Chú bé với thanh
kiếm (không minh họa trong sách này) và Chú bé thổi sáo (1866) của ông
(Hình 10.1). Các họa sĩ trường phái Ấn tượng như Pierre-Auguste Renoir và
Edgar Degas đã chọn những em bé đơn độc làm chủ đề cho nhiều tác phẩm hội
họa của mình, Renoir thì thích thú trước vẻ trong trắng của tuổi thơ, còn Degas
thì chọn trẻ em làm đối tượng nghiên cứu trong một thế giới người lớn. Đặc
biệt, Pablo Picasso đã nhất quán thể hiện những tuổi đời từ năm đến mười lăm
của trẻ em vốn bị khuyết thiếu, trong cả hai giai đoạn Xanh lam và Hồng của
mình. Mặc dù chủ điểm của các tác phẩm ấy là con trẻ, nhưng việc thực hiện
những tác phẩm ấy không hề giống trẻ con chút nào. Tất cả các họa sĩ nói trên
đều đã sử dụng các kĩ năng rèn luyện được từ một nền giáo dục chính thức
theo truyền thống hàn lâm. Các chuẩn mực khắt khe ấy đã ăn sâu trong cung
cách thường thức nghệ thuật chung đến mức việc công chúng chấp nhận một
họa sĩ không những chỉ sử dụng các chủ đề về trẻ trong nghệ thuật của mình