NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 171

“Điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận
được là sự ngỡ ngàng trước cái bí ẩn. Đó là tình
cảm cơ bản đứng cạnh cái nôi sản sinh ra khoa
học đích thực. Kẻ nào không biết đến nó, không
còn có thể ngạc nhiên băn khoăn, không còn cảm
thấy sửng sốt, thì chắc chắn là đã chết rồi. Tất cả
chúng ta đều đã có cái tài năng vô giá này thuở
còn trẻ. Nhưng rồi thời gian trôi đi, nhiều người
chúng ta đã đánh mất nó. Nhà khoa học thực thụ
thì không bao giờ để mất năng lực biết sửng sốt.
Nó chính là cốt lõi cho sự tồn tại của anh ta”.

Mẫu hình Newton đã không ăn khớp với bất kì tiêu chí cơ bản nào trong các

hệ thống suy nghĩ của trẻ thơ. Để chấp nhận những nguyên lí trong cuốn
Những nguyên lí năm 1687 của ông, người ta tuyệt đối cần phải vứt bỏ toàn bộ
các nét đặc trưng của thế giới trẻ thơ. Không có gì phải ngạc nhiên khi thế giới
nói chung đã coi Newton là một người khắc kỉ. Vậy mà cũng thật trớ trêu,
chính Newton lại đã giữ được cho mình một niềm tò mò và con mắt nhìn đời
như trẻ thơ. Ông coi mình như một đứa bé trong một trò chơi:

“Tôi không biết mình nom sẽ ra sao trước thế
giới này; nhưng đối với bản thân, có vẻ là tôi chỉ
như một chú bé nghịch chơi trên bờ biển, bỏ
công ra lúc thì tìm thấy một hòn cuội nhẵn nhụi
hơn, lúc thì nhặt được một vỏ sò lấp lánh khác
thường, trong khi cả một đại dương chân lí đang
nằm nguyên chưa hề được khám phá trước mặt
tôi”.

Nói những lời này, trái với bản tính của mình, Newton đã để lộ ra một

phương diện riêng tư khác của con người ông. Trong một thời gian dài, việc áp
chế đối với cách nhìn thế giới như trẻ thơ đã hoàn chỉnh đến mức chính quan
niệm cho rằng tuổi thơ là một giai đoạn rõ ràng trong sự phát triển của con
người thậm chí không hề được công nhận. Không ở đâu, cái điểm mù ấy lại
hiển hiện rõ rệt như ở trong nghệ thuật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.