Các đường thẳng song song đều không gặp nhau
ở hướng này hay hướng kia.
Euclid
Mọi cái hoặc là nó, hoặc không phải là nó.
Aristotle
Chương 2: NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN/ TRIẾT
Không gian, thời gian và ánh sáng đã tạo ra một mối quan tâm sâu xa đối
với cả nghệ sĩ lẫn nhà vật lí. Từ thời Hi Lạp cổ đại, các nhà triết học tự nhiên
đã liên tục cố gắng lí giải những mối quan hệ giữa ba cái này. Tương tự như
vậy, các họa sĩ và nhà điêu khắc cũng đã bỏ không biết bao nhiêu công sức để
tìm hiểu mối tương tác giữa không gian, thời gian và ánh sáng.
Tuy nhiên, bất chấp việc sử sách đã ghi lại sự vô cùng đa dạng trong các nền
văn minh, người ta chỉ thấy có một vài mô hình về không gian, thời gian và
ánh sáng. Mặc dù có những khác biệt đến kinh ngạc trong những hệ tư tưởng
rất xa cách nhau như hệ tư tưởng của người Ai Cập cổ đại, người Ấn Độ cổ đại
và thổ dân châu Úc; nhưng nhìn chung, thì họ lại giống nhau ở chỗ cho rằng
không hề có đường phân định rạch ròi giữa cái không gian “ở đây” của trí
tưởng tượng hay hiện thực “chủ quan” với cái không gian “ngoài kia” của hiện
thực “khách quan”. Thực tế, chính việc trộn lẫn không gian bên trong của các
giấc mơ, những cơn lên đồng và các huyền thoại với những sự kiện của tồn tại
hàng ngày đã làm nên các đặc trưng của mọi hệ thống tín ngưỡng trên toàn thế
giới trước thời Hi Lạp. Bên cạnh đó, trong tất cả những nền văn hóa tín
ngưỡng ấy, thời gian còn chưa được đưa vào một con suốt xe sợi để được gỡ
dần ra với một tốc độ đều đặn. Thay vào đó, nó vòng vo nhảy qua nhảy lại giữa
hài miền hiện thực và huyền thoại.
Bằng việc tạo ra phép hoài nghi duy lí, các triết gia Hi Lạp cổ đại đã làm cho
hệ thống của mình tách biệt hẳn với các hệ thống khác vốn chỉ dựa trên những
tín ngưỡng tôn giáo. Người Hi Lạp cổ đại bắt tay vào tìm hiểu bản chất của