NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 428

không-thời gian. Vào những năm cuối của thập kỉ 20 của thế kỉ hai mươi,
Lyonel Feininger đã sáng tạo ra các hình ảnh tương đồng với mối quan hệ nhoè
giữa không gian và vật chất trong thuyết tương đối của Einstein, bằng việc kéo
dài các mặt phẳng của những vật rắn trong tranh của ông vào không gian ở
xung quanh chúng. Đối với Feininger, ranh giới giữa không gian trống rỗng và
các đối tượng vật chất trước kia vốn sắc nét, thì giờ đây trở nên không còn rõ
ràng nữa.

Năm 1915, cộng đồng khoa học đã choáng váng đến nghẹn lời khi lần đầu

tiên chạm trán với các phương trình tích hợp vật chất-khối lượng với không-
thời gian bị uốn cong của Einstein. Bị thúc giục phải tạo ra một ẩn dụ có thể
hình dung được để giúp cử tọa có thể hiểu được ý tưởng của mình, Einstein đã
trả lời: “Không có cái nào cả”. Trong nỗ lực giải thích vấn đề hóc búa này,
ngay bản thân Einstein cũng không thể tìm ra lời để diễn tả những gì mình đã
nhìn ra.

“Trong thuyết tương đối rộng, chúng ta không
thể dùng cái giàn giáo cơ học của các thanh nằm
ngang và vuông góc, cùng với những đồng hồ đã
được chỉnh đồng bộ... Thế giới của chúng ta
không phải là thế giới Euclid nữa. Bản chất hình
học của thế giới này được định hình bằng các
khối lượng và vận tốc của chúng”.

Dường như để nhấn mạnh các quá trình suy nghĩ khác thường của mình và

sự thiếu tin tưởng vào ngôn ngữ, khi trả lời cho câu hỏi của nhà toán học người
Pháp Jacques Hadamard về phương pháp tư tưởng của ông, Einstein đã viết:
“Từ ngữ, cũng như ngôn ngữ, cả viết lẫn nói, hình như không đóng vai trò gì
trong cơ chế suy nghĩ của tôi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.