NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 427

hiện thực vụn vỡ đó để chúng xuất hiện thoát ra ngoài cái trình tự tuyến tính
của thời gian, trên cái nền không gian Euclid đã rạn vỡ. Giống như các mảnh
nham nhở của một tảng băng trôi đang tan, những mảnh hiện thực ấy nhấp nhô
nổi vọt lên, chà xát vào nhau, đâm xuyên vào không gian ở quanh chúng.
Trong nghệ thuật Lập thể, cũng như trong thuyết tương đối rộng, không-thời
gian đã bị vướng chịt, không thể tách ra nổi, trong khối lượng-năng lượng.
Người ta có thể coi phong cách Lập thể chính là con đường mà người nghệ sĩ
đã dùng để đưa khối lượng của một vật thâm nhập vào continuum không-thời
gian.

Van Gogh từng bàng hoàng ngưỡng mộ trước “lực hấp dẫn của các hiệu ứng

ánh sáng vĩ đại”. Trong cả phát ngôn ấy lẫn trong hội họa của mình, Van Gogh
đã truyền đạt được sức nặng của ánh sáng. Không một nghệ sĩ nào khác đã có
thể chuyển hóa được năng lượng của mặt trời thành một hỗn hợp hiển hiện rõ
rệt đến mức có thể sờ nắm thấy như thế. Nhưng ngay cả với van Gogh, ông
cũng không thể ngờ được rằng chính ánh nắng chẳng bao lâu nữa đã thực sự
được biểu diễn thành một khối lượng trong công thức nổi tiếng E = mc

2

. Năng

lượng chứa đựng trong một chùm ánh sáng, được tính theo đơn vị tấn trên giây,
giờ đã có thể chuyển hóa được thành kilogam của vật chất đặc, và “trọng
lượng” của ánh sáng đã có thể tính toán được. Theo các nhà vật lí thiên văn,
mỗi năm trái đất nhận được một khối lượng tương đương khoảng 160 tấn ánh
sáng mặt trời đổ xuống bề mặt của nó.

Chẳng bao lâu sau, các nghệ sĩ khác cũng sáng tạo ra những phong cách

cộng hưởng với những âm thanh vọng tới từ xa của một lí thuyết vật lí mới mẻ
về thế giới đang hối hả tới gần. Khởi đầu vào năm 1910, họa sĩ người Pháp
Robert Delaunay đã chọn tháp Effel làm đối tượng cho hơn ba chục bức tranh
của mình. Do trong cái cấu trúc có một không hai này, không gian đã thực sự
đan hòa với khối lượng, và ánh sáng chiếu xuyên qua những khoảng trống của
nó làm nó nom như được nhìn ngược từ phía bên kia, nên tháp Effel đã không
hề giống với bất kì một công trình xây dựng thông thường nào trước đó.
Delaunay đã không miêu tả tháp Effel một cách hiện thực. Thay vào đó, trong
bức Tháp Effel đỏ (1910) (Hình 23.4) ông đã phi vật chất hóa nó. Tin rằng nhìn
từ một chỗ thì không tài nào có thể bao quát được hết cốt lõi của cả khối tháp,
ông đã gỡ rời nó ra bằng cách đặt các mảng rời rạc của nó vào giữa ma trận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.