khối của trái đất, ông đã diễn tả về lực hấp dẫn xoắn cuộn không thể cưỡng
được của các vì sao.
Giống như Smithson, Michael Heizer cũng sử dụng trái đất ở một quy mô
lớn đến nỗi nghệ thuật của ông phải được thực hiện ở xa khuôn khổ hạn hẹp
của các thành phố. Bất chấp hay chính bởi vì sự biệt lập thực sự của các công
trình ấy, mà chúng có khả năng mê hoặc người xem, chỉ thuần túy bởi kích
thước dị thường của chúng. Trong Phủ nhận kép (1969), Heizer đào hai hố lớn
giữa sa mạc, sâu mười mét, rộng mười lăm mét, thay thế khối vật chất của trái
đất bằng khoảng không gian rỗng (âm) xoắn quyện lấy nó. Phát ngôn hùng hồn
mà kiệm lời đến mức tối thiểu này hoàn toàn đồng dạng với quan niệm không-
thời gian và khối lượng-năng lượng bổ sung cho nhau của Einstein.