NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 471

khối vật chất của nghệ thuật của ông đã tương tác với thể tích rỗng không của
căn phòng - vật duy nhất bổ sung cho bức tượng được bày ở đó - như thế nào.
Đối với Andre, khối lượng và không gian cộng hưởng với nhau để hình thành
nên một sự bổ sung không thể tách rời, như trong tác phẩm Mặt phẳng kẽm-
kẽm
(1969) của ông (Hình 24.9). Nhà vật lí de Broglie đã nói về thế giới ba
chiều của chúng ta là một lát cắt ngang của thực tại bốn chiều. Andre đã gợi
nhớ tới điều này khi ông gọi các tác phẩm của mình là “một lát cắt trong không
gian”.

Khi các nhà vật lí đang háo hức với các lỗ đen, thì đúng vào lúc đó, nhà điêu

khắc Robert Morris đã sáng tạo ra một ẩn dụ hoàn hảo về chúng. Trong tác
phẩm Không đề (1968), bốn khối lập phương lớn có các mặt được tráng gương
được đặt nằm trên một sàn lát gỗ thanh. Người xem thực sự không thể thấy
được các khối lập phương ấy, bởi vì khối lượng của chúng đã bị giấu đi sau
một “chân trời sự kiện” mang tính nghệ thuật rất thông minh, tuy nhiên, có thể
đoán ra được sự hiện diện của các khối lập phương ấy từ tác động của chúng
vào không gian xung quanh.

Sự mê say của nhà điêu khắc đối với lực hấp dẫn còn được diễn tả ở mức

cao hơn nữa trong loạt Địa phẩm - một loại hình nghệ thuật mà trong đó, người
nghệ sĩ nhào nặn sáng tạo bằng chính cái nguồn chứa đựng trọng lực, tức là
bản thân Trái đất. Walter De Maria là tác giả của Địa phẩm đầu tiên, Sân nghệ
thuật
(1961), là thứ thực tế giống với một “sự kiện” hơn là một vật phẩm nghệ
thuật: khán giả đứng vây chung quanh, theo dõi quá trình một cái hố lớn được
đào sâu xuống đất. Một hành động như vậy tập trung sự chú ý vào mối quan hệ
tương hỗ giữa không gian, vật chất và lực hấp dẫn. Một trong những trưng bày
nổi tiếng nhất của De Maria đã diễn ra ở Munich vào năm 1968, khi ông đổ
đầy một phòng tranh bằng gần năm mươi mét khối đất bụi San nền. Đất bụi,
biểu tượng cõi âm của trái đất, chính là nguồn gốc cuối cùng của lực hấp dẫn.

Sau khi hứng khởi với ý tưởng dùng trái đất làm một phương tiện diễn tả

nghệ thuật, nhà địa-điêu khắc Robert Smithson đã xây dựng nên Cầu tàu xoáy
ốc
(1970) (Hình 24.10), nhô ra trên mặt Hồ Muối Lớn ở bang Utah, bằng cách
lắp ghép một cách êm ái những hòn đá cục mịch vô tri thành dấu hiệu độc đáo
của các thiên hà. Gắn kết quả đất và sao trời, dùng chất liệu quen thuộc là đá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.