Picasso, Gabo, Schwitters, Moore và Calder đã không đi cắt ngang qua thế
giới của Einstein, thế nhưng các ẩn dụ điêu khắc của họ lại âm vang cùng nhịp
với lí thuyết mang tính cách mạng và thâm thúy của ông về vật lí. Trong bàn
tay họ, điêu khắc, cái hình thức nghệ thuật của trọng lực, đã mất đi những
đường biên của nó, với trọng tâm đã bị lộn từ trong ra ngoài, khối rắn chắc của
nó đã biến thành những mặt phẳng trong suốt và những kết cấu di động tinh
xảo. Các nghệ sĩ này đã thật sự đánh bật bức tượng ra khỏi bệ của nó, hiểu theo
cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Trong vòng bốn mươi năm trở lại đây, hoặc vô tình hoặc có ý thức, các nhà
điêu khắc đã đưa đầy đủ những viễn kiến sâu sắc và thế giới quan của Einstein
vào trong nghệ thuật của mình. Một trào lưu chủ đạo trong điêu khắc đương
đại là diễn tả vật chất hình học xoắn quyện với một khối hình học rỗng tương
hỗ với nó, tạo ra một sự thể hiện cụ thể lời tuyên bố của Einstein nói rằng
không-thời gian là một kiểu hình học và trong đa tạp bốn chiều, nó biểu diễn
khối lượng, David Smith, trong tác phẩm Cubi XVI (1964) của mình (Hình
247) đã đưa ra nhiều ví dụ về kiểu điêu khắc lấy nguồn cảm hứng từ quan điểm
này của Einstein. Trong thế kỉ hai mươi, ở nhiều trung tâm mua sắm công
cộng, bức tượng người anh hùng cưỡi trên lưng ngựa đã bị thế chỗ bởi những
tổ hợp độc đáo của các khối xếp hình trò chơi trẻ con, được phóng chiếu vào
không gian. Hình học vật chất-khối lượng đã thay thế tượng đài kỉ niệm lịch
sử.
Phát triển một cách độc đáo Merzbau của Kurl Schwitters, nhà điêu khắc
đương đại Sol LeWitt đã thiết kế ra những kết cấu điêu khắc thực sự nuốt hẳn
không gian cả căn phòng, chứ không còn là tiêu điểm của nó nữa. Tác phẩm
điêu khắc rắc rối của ông, được ông gọi là “các môi trường”, gồm các chất liệu
mang tính cấu trúc, đã tạo ra những mạng lưới bẫy không gian để không gian
và khối lượng không còn là những thực thể tách biệt nữa; thay vì chúng tương
tác với nhau, xử sự như một cặp phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh thái. Một ví
dụ điển hình về tác phẩm của ông là Cấu trúc thép (1975-1976) (Hình 248).
Nhiều tác phẩm của Carl Andre, một nhà điêu khắc đương đại nữa, cũng sử
dụng nguyên tắc tương tự. Tại nhiều triển lãm của mình, Andre chỉ đặt một tác
phẩm trong một căn phòng. Ông yêu cầu phải chuyển tác phẩm của những
nghệ sĩ khác ra khỏi đấy, để người xem có thể tập trung suy ngẫm thấy được