NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 515

ra sự khác biệt nào đáng kể giữa chúng. Ấy vậy mà mỗi một bán cầu ấy lại phụ
trách những chức năng khác nhau hoàn toàn. Mỗi một con mắt cũng vậy, nó là
hình ảnh đối xứng gương của con mắt kia, thế nhưng trong mỗi mắt lại có một
sự phân chia sâu sắc về chức năng, và sự đối lập giữa tế bào hình que với tế
bào hình nón cũng tương đồng với sự đối lập giữa bán cầu trái và bán cầu não
phải. Tế bào hình que và bán cầu não phải cùng có khả năng nhìn thấy hình
ảnh ở dạng tổng thể - nhận thức hiện thực theo cách tất-cả-tức-thì. Ngược lại,
tế bào hình nón và bán cầu não trái thì nhìn thế giới theo cách lần-lượt-từng-
thứ
. “Tách, chiết” một cái gì đó ra nghĩa là xé từ tổng thể một mảnh nào đó để
rồi có thể xem xét nó một cách riêng biệt. Suy nghĩ tách biệt hay tư duy trừu
tượng, chức năng vỏ não cao nhất của bán cầu trái, có rất nhiều điểm chung với

năng lực thị giác tách biệt của tế bào hình nón

81

.

Sự phân chia rạch ròi các thuộc tính của các bán cầu não ấy chỉ có độc nhất

ở con người. Lợi thế tiến hóa nào mà bộ não kép mới mẻ ấy đã đem lại cho
nhân loại thuở sơ khai? Nó đã làm cho các tổ tiên xa xôi của chúng ta trở nên
thông minh hơn hẳn mọi loài thú khác. Việc phân chia chức năng đã làm cho
Homo sapien có hai bộ não trong một cái đầu. Hai bán cầu trái và phải về cơ
bản là hai cá nhân độc lập, có ý thức, mỗi người đủ năng lực giải quyết vấn đề
một cách khác biệt với nhau, mỗi bán cầu đều có đủ khả năng ra những quyết
định, có trí nhớ, phán xét và hành động độc lập. Bởi vì trí tuệ mang ý nghĩa là
một phản ứng linh loạt trước những kích thích đến từ môi trường, cho nên nếu
các năng lực phản ứng càng linh hoạt hơn bao nhiêu, thì cơ thể sống ấy càng
thông minh hơn bấy nhiêu. Não của loài Homo sapien tách ra làm hai đơn vị
chức năng riêng biệt không chỉ dẫn đến kết quả tăng gần gấp đôi số lượng các
phản ứng tiềm tàng, mà hơn thế nữa, sự hồi tiếp liên tục giữa hai thùy não đã
tạo ra một sự đa dạng các phản ứng đến vô hạn.

Như chúng ta đã thấy, phần bên phải của não được chuyên môn hóa để phối

hợp đồng thời mọi thông tin trong không gian, còn phần bên trái thì tập hợp
các dữ liệu nhận thức theo trình tự chuỗi trong thời gian. Sự bố trí này đã ép
lên bộ não kép của con người một ảo giác rằng thực tại là một loạt các sự kiện
nhân quả, xuất hiện trong những khoảng ba chiều không gian, theo một chuỗi
trình tự nhất định trên chiếc băng chuyền thời gian. Gần hai thế kỉ trước, Kant
đã phỏng đoán rằng không gian và thời gian là hai phạm trù cơ bản của tồn tại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.