nơi fovea centralis, “hốc trung tâm” ở giữa điểm vàng chính là tiêu điểm của
tầm nhìn. Tế bào hình nón cho phép sinh vật nhìn thấy màu sắc và nhìn một
cách rất rõ ràng. Nhờ có các tế bào hình nón phức tạp tinh vi, chim chóc và
linh trưởng không những chỉ xác định được từ rất xa một cái hạt hoặc một trái
cây có màu sắc rực rỡ giữa bạt ngàn lá xanh rì, mà chúng còn có khả năng lấy
ra được một chi tiết từ cái kho ngồn ngộn dữ liệu thị giác và quan sát tỉ mỉ nó
một cách riêng biệt, tách khỏi những cái khác, bằng việc hướng cái nhìn chằm
chằm xuyên thấu của điểm vàng vào nó.
Thay cho trầm tư đã tạo nên đặc tính của việc sử dụng tế bào hình que ở con
người, quá trình tập trung luôn đi kèm với trạng thái thị giác nhìn chăm chú,
mà trong thời gian đó, cảm giác cảnh giác của toàn bộ cơ thể được nâng cao.
Các cơ xương căng ra trong khi đồng tử thu hẹp đi, mí mắt nhíu lại, thực sự
giảm lượng ánh sáng lọt vào trong mắt và che kín các tế bào hình que nhạy
sáng. Tập trung cao độ vào một chi tiết có màu sắc, món quà đặc biệt của tế
bào hình nón, là khác hẳn với trầm tư theo toàn cảnh, hoạt động mở to mắt, thư
giãn của tế bào hình que. Đối với kiểu nhìn tập trung của điểm vàng, phương
thức phân tích tách biệt của bán cầu não trái phù hợp hơn so với bán cầu não
phải.
Theo giả thuyết của tôi, việc đóng chặt không nhận thông tin thị giác của tế
bào hình nón cũng phải trả một cái giá đáng kể. Tại mỗi thời điểm nào đó,
điểm vàng chỉ có thể tập trung vào một chi tiết trong toàn bộ bức tranh. Kiểu
nhìn của nó là kiểu nhìn qua đường hầm, tương tự như ta nhìn thế giới qua một
cái ống tròn bằng bìa. Vì vậy, khi xem xét một vật nào đó bằng cái phần này
của võng mạc, thì chúng ta đã vô tình tạo ra ảo giác về sự tiến diễn của thời
gian. Mỗi một đoạn của hiện thực thị giác được quan sát lần lượt theo trình tự
chuỗi, độ tụ tiêu của điểm vàng và đặc biệt là hốc trung tâm đã tăng cường
thêm khái niệm trong tâm trí về thời gian, bởi vì các bức tranh phát sinh từ khu
trung tâm nhỏ bé này của mắt chỉ có thể được xử lí theo phương thức lần-lượt-
từng-thứ.
Do kiểu thị giác có điểm vàng thực hiện xem xét cái gì là trước kia rồi đến
cái gì là hiện nay, cho nên nó đã làm cho bộ não đang hình thành xét đến khả
năng cái gì sẽ đến tiếp theo! Do đòi hỏi phải khái niệm hóa cái tiếp theo!, điểm
vàng đã buộc não phải cho rằng có thể sẽ có một cái tiếp theo!, rằng một cái gì