NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 518

ước mơ đã quấy rầy giấc ngủ ấy - tất cả đều đã
sôi cuộn lên từ cái vũ đài tròn kì diệu, cơ bản ấy
của thần thoại”.

Bằng những hình tượng soi sáng những nấc thang đi lên trên con đường dẫn

đến trí tuệ biết tự ngẫm, thần thoại đã kể câu chuyện về trí óc phân chia ra
không gian và thời gian, và sự tách biệt sau đó giữa nghệ thuật và vật lí.

Các nhà thần thoại học như James Frazer và Joseph Campbell đã phát hiện

ra có một sợi chỉ xuyên suốt nhiều thần thoại khác nhau, mặc dù nguồn gốc
của chúng xuất hiện ở những nền văn hóa cách xa nhau hàng vạn dặm không
gian và hàng thế kỉ thời gian. Đã có ba lí thuyết chính được đưa ra để giải đáp
cho hiện tượng lạ thường này.

Lí thuyết thứ nhất cho rằng việc đi lại trong các thời tiền sử đã dày đặc hơn

chúng ta tưởng và sự tiếp xúc rộng rãi giữa các cộng đồng người đã khuếch tán
và đồng nhất hóa các thần thoại. Lí thuyết thứ hai, như Freud đưa ra trong Vật
tổ và điều cấm kị
(1913) và trong Nền văn minh và những nỗi bất bình của nó
(1930), ông cho rằng thần thoại đối với xã hội cũng tương tự như mơ ước đối
với cá nhân, và cả hai đều có nguồn gốc từ những tưởng tượng thời thơ ấu của
cá nhân. Theo Freud, cái bi kịch chính diễn ra ở mọi thế hệ giữa người mẹ,
người cha và đứa con đã trở thành một nỗi ảm ảnh lớn mà trên đó các nền văn
hóa khác biệt nhau đã dệt thành tấm thảm phong phú của cái thực sự chỉ là một
đơn thần thoại. Những tình cảm dậy lên trong lòng Cedipus và Electra cũng là
tình cảm phổ quát của con người, và không thể nào tránh được việc tất cả mọi

bộ thần thoại đều tham dự vào đó, chia sẻ một số sợi chỉ cốt truyện chung

82

.

Carl Jung đã đưa ra giả thuyết thứ ba và là giả thuyết cấp tiến nhất. Ông tin

rằng thần thoại là những kí ức được thừa kế của loài. Ông gọi những khắc ghi
này là vô thức tập thể. Ông đã gợi ý rằng chúng ta không sinh ra trên thế giới
này như một cái bảng trắng, trống rỗng chẳng có thông tin gì. Trái lại, chúng ta
sinh ra cùng với những kí ức vô thức bao gồm các sự kiện lớn trong hành trình
tiến hóa của chúng ta. Thực tế, Jung đã mở rộng đề xuất của Kant về các phạm

trù tiên nghiệm để thêm vào tri thức về những sự kiện cổ xưa

83

.

Thế nhưng trong cái sơ đồ của Jung ấy, thì những thông tin này được lưu giữ

ở đâu? Phân tử ADN là một thư viện đồ sộ chứa các bản vẽ thiết kế khác nhau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.