với những thiên thể khác, chúng không tham gia vào cuộc diễu hành đông-tây
đã thành quy chuẩn. Hoả tinh chẳng hạn, sau khi đã di chuyển từ đông sang tây
đúng như người ta trông đợi, nó lại có vẻ như đứng lặng một chỗ trong nhiều
đêm, rồi bắt đầu di chuyển ngược lại từ tây sang đông một cách thần bí, ngược
với dòng chuyển dịch của các thiên thể khác. Nhiều đêm sau đó, sau hành trình
bí hiểm ấy, Hoả tinh lại tiếp tục cái quỹ đạo đã được dự đoán trước là đi từ
đông sang bây. Câu hỏi đã làm đau đầu các nhà thiên văn từ thời cổ ấy là: tại
sao hành tinh này lại thực hiện cái vòng di chuyển kì quặc thế trong hành trình
của mình?
Để công nhận vị trí độc đáo ở trên trời của chúng, bản thân từ “hành tinh”
(planet) có nguồn gốc từ một từ Latin có nghĩa là “kẻ lang thang”. Trước thời
Copernicus, đã có rất nhiều cách giải thích khéo léo và phức tạp cho mấy cái
quỹ đạo phiền toái này. Ptolemy, nhà thiên văn Hi Lạp thế kỉ thứ hai sau CN,
người đã có nhiều cống hiến có ý nghĩa khác, đã rất không may là bị nhớ đến
với tư cách là thủ phạm của việc khẳng định sai lầm coi trái đất là trung tâm
của vũ trụ. Các nhà tư tưởng thời sau ông, bao gồm cả các tác giả có uy quyền
của Nhà Thờ, đã chấp nhận thiết kế của Ptolemy trong vòng hơn một ngàn
năm. Tuy nhiên, sơ đồ của ông phức tạp đến nỗi khi lần đầu được nghe giới
thiệu chi tiết về nó, vua Alfonse của vương quốc Castile đã phải thốt lên rằng
nếu đây đúng thật là một sáng tạo từ nguồn cảm hứng của Đấng Thiêng liêng,
thì có lẽ nhà vua, Alfonse, cũng có thể cho Chúa một lời khuyên nào đó tốt
hơn.
Copernicus đã đưa ra một giải đáp triệt để cho câu đố bí hiểm lâu đời về các
hành tinh, được rút ra chủ yếu từ vấn đề phối cảnh của người nghệ sĩ, Ông tự
hỏi: “Quỹ đạo của các hành tinh sẽ hiện ra như thế nào nếu được nhìn từ mặt
trời, chứ không phải là từ trái đất?”. Trong ánh chói lòa của một viễn kiến mới
chợt bùng phát, niềm tin vào hệ thống cũ đã bị sụp đổ. Tâm điểm của hệ mặt
trời phải là mặt trời, ông nhận ra như vậy. Bước ra khỏi cái mô hình đang tồn
tại về hệ mặt trời và nhìn lại nó từ một con mắt phối cảnh tưởng tượng ở bên
ngoài, Copernicus đã sắp xếp lại các hành tinh cùng với mặt trời theo một cách
hoàn toàn mới. Cái mà cuộc cách mạng của ông đã đạt được cho không gian
của khoa học cũng tương tự như cái mà phối cảnh của Giotto đã làm cho lãnh
địa nghệ thuật. Thế giới quan Trung cổ “chưa đủ chiều” đã được mở rộng để