NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 66

bao trùm thêm một chiều kích thứ ba rộng lớn hơn và phong phú hơn - đó là
chiều sâu. Tuy nhiên, Copernicus là một con người thận trọng. Biết rằng lí
thuyết của mình sẽ tạo ra một sự tranh cãi lớn, ông đã đợi đến cuối đời mình
mới cho xuất bản một cuốn sách viết về nó. Bản in đầu tiên rời khỏi máy in
được đặt vào tay ông khi ông đã nằm hấp hối trên giường năm 1543.

Giá như Copernicus đưa ra lí thuyết của ông vào thời Hi Lạp cổ đại, thì

những kẻ dè bỉu và những người ủng hộ nó đã ngồi xuống dưới những tán cây
của trường đại học để tranh luận về các điểm xuất sắc cũng như những chỗ yếu

của nó

6

. Tuy nhiên, ở thời Phục hưng Nhân văn, các nhà khoa học hiểu rằng họ

phải kiểm chứng nó theo các sự thật trần trụi nhất.

Người nổi tiếng nhất trong bộ tộc mới này của các nhà khoa học là Galieo

Galilei (1564-1642). Khi còn là thanh niên, Galileo đã biết đến một phát minh
mới tuyệt vời của người Hà Lan. Một cái ống rỗng, hai đầu gắn hai thấu kính
thủy tinh tròn đã giúp người sử dụng nó có thể nhìn các vật ở xa rõ như là
chúng đang ở gần hơn. Các ứng dụng thương mại và quân sự của dụng cụ ấy
thật to lớn, đặc biệt là đối với những quốc gia hàng hải kình địch nhau như Hà
Lan và các thành bang của Italia. Tuy nhiên, thay cho việc giương ống kính
viễn vọng mới của mình sục sạo đường chân trời của trái đất, Galileo đã hướng
nó lên trời và bắt đầu thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên về sự chuyển dịch của
các thiên thể với sự trợ giúp của phát minh mới mẻ này.

Khi phát hiện ra rằng Mộc tinh có bốn mặt trăng xoay chung quanh nó,

Galileo sung sướng kết luận rằng Copernicus đã đúng. Nhiều trí thức đã chế
nhạo sơ đồ của Copernicus bởi vì mặt trăng rõ ràng là xoay quanh trái đất. Nếu
mặt trời là ở trung tâm của hệ mặt trời, vậy thì - họ vặn hỏi - tại sao mặt trăng
lại cứ một mình tiếp tục xoay vòng quanh trái đất mà không chịu gia nhập
cùng các hành tinh khác quay chung quanh mặt trời? Nếu các hành tinh khác
cũng có các vệ tinh của mình, thì câu hỏi phản đối viện vào vệ tinh của trái đất
đã được giải đáp. Nhưng khi Galileo cố chỉ cho các học giả ở Padua xem
những vệ tinh của Mộc tinh qua kính viễn vọng của ông, thì họ đã khăng khăng
không chịu tin vào bằng chứng từ các giác quan và lí trí của mình, họ kêu ca
rằng chẳng qua là có quá nhiều bụi trong cái dụng cụ của Galileo.

Trong những năm sau khi lí thuyết của Copernicus được xuất bản, nhiều

phản bác nghiêm túc vẫn tiếp tục được nêu lên. Nếu trái đất lao đi trong không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.