NGHỆ THUẬT XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ - Trang 70

PHẦN II. BIẾN THAY ĐỔI THÀNH

HẰNG SỐ

Ai có thể giới hạn sự xoay chuyển của con người?

— RALPH WALDO EMERSON —

Giả sử bạn vừa tìm ra những hành vi mang tính quyết định để giải quyết

một vấn đề nghiêm trọng và nan giải. Bạn cũng vừa giúp mọi người nhận ra
sự cần thiết phải thay đổi. Vậy bạn sẽ làm gì để thúc đẩy sự thay đổi?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy trở lại chương trình diệt sán Guinea

ở một thành phố thuộc Nigeria, Bắc Phi. Hãy tưởng tượng bạn đang theo
chân Đại tướng Gowon đi tới một ngôi làng để giúp người dân xóa bỏ
những quan niệm sai lầm khiến họ xa rời sự thay đổi. Suy nghĩ đã thay đổi.
Chắc chắn thay đổi hành vi sẽ là một điều khó khăn. Vậy bước tiếp theo là
gì?

Hầu hết chúng ta đều có những phương pháp xoay chuyển riêng, chỉ cần

thông qua một đạo luật, lên tiếng cảnh báo một hậu quả hay đưa ra một
chương trình đào tạo. Việc áp dụng các phương pháp riêng không sai,
nhưng vấn đề là nó quá đơn giản. Điều đó tương tự như việc chinh phục
dãy Himalaya mà chỉ mang theo một chiếc ba lô. Không có gì sai khi chuẩn
bị đồ uống và lương khô, nhưng bạn cần nhiều hơn thế. Sử dụng một giải
pháp đơn giản để giải quyết một vấn đề phức tạp sẽ không mang lại kết
quả.

Tuy nhiên, người ta luôn có xu hướng chỉ áp dụng một chiến thuật xoay

chuyển duy nhất. Ví dụ, hãy hỏi các nhà lãnh đạo xem họ lập kế hoạch biến
những nhân viên trì trệ thành những người làm việc hiệu quả như thế nào
và họ ra chương trình đào tạo mới – một chương trình tương tự với chương
trình mà họ tin rằng đã khiến chứng khoán của General Electric tăng vọt
trong những năm 1990. Chương trình đào tạo có thể tạo ra một bước khởi
đầu nhưng để tạo ra một nền văn hóa chất lượng, một lớp đào tạo chỉ giống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.