- Bạn phải nghĩ lấy cách trình bày bìa sách rồi bàn với hoạ sĩ, họ sẽ
giúp thêm ý kiến cho bạn. Nếu bạn để mặc họ trình bày thì mười lần
có đến bảy lần bạn không vừa ý.
- Nếu không tin nhà in thì bìa và “ruột” sách có thể in ở hai nhà in
khác nhau để đỡ có những sự in dư mà bạn không hay. Tôi nói đỡ
thôi vì tôi nghe nói có nhà xuất bản hùn với tác giả in ruột rồi lại đề
nghị với nhà in bìa cùng in dư rồi chia với nhau!
- Định số sách in là việc quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành
hay bại của nhà xuất bản.
Tôi nhớ một trường hàm thụ ở Pháp dạy môn bán hàng, trong
một vài về “Quy tắc bán”, có khuyên học sinh đứng về quan điểm
toán học mà giải mọi vấn đề làm ăn ở thời nầy, nghĩa là trước khi
quyết định một việc gì, phải tính xem phần thành công của mình
được trên 50% hay không; dưới số đó thì đừng nên làm. Phần thành
công trên 50% mà nếu lại có thêm ít nhiều phương tiện tăng nó lên
nữa thì làm chi công việc chẳng thịnh vượng?
Vậy, khi định số sách bán, bạn cũng nên theo phương pháp ấy.
Bạn điều tra xem loại sách bạn xuất bản trung bình bán được bao
nhiêu và cho in theo số trung bình đó, thì phần thành công của bạn
được 50% rồi. Nếu bạn lại được nhiều người hứa bán giúp, mua
giúp, thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
Trong khi tính toán, bạn nên tránh tật quá lạc quan, chung cho các
nhà xuất bản. Hai ông Laborderie và Boi seau trong cuốn Toute
l’imprimerie khuyên ta nên rất dè dặt: thà in ít mà bán hết còn hơn in
nhiều cho giá rẻ mà rồi sách ứ lại, để chật nhà, lại còn làm ta lo lắng,
bực mình. Theo hai ông ấy thì tiểu thuyết của một tác giả chưa có
danh, không nên in quá hai ngàn. Ở nước ta, tuy mực xuất bản sách
báo còn thấp nghĩa là sự cạnh tranh không gay go, nhưng vì lẽ độc
giả quá ít, tôi tưởng con số 2000 ấy còn là nhiều đấy. Nói riêng về
loại khảo cứu, dù sách có nhiều hy vọng được hoan nghênh, bạn