Khi trích dẫn một đoạn dài của ai thì nên xin phép tác giả và chỉ
rõ xuất xứ như:
Trích trong Nho giáo của Trần Trọng Kim, cuốn I,
(Tân Việt – Saigon – 1953)
Nên chép đoạn đó bằng một lối chữ khác hoặc lui vào độ một
phân cho độc giả dễ nhận.
Người Âu Mỹ thường dùng những chữ viết tắt:
Ibid nghĩa là cũng trong cuốn đó.
Op. cit nghĩa là trong cuốn đã dẫn.
Chúng ta có thể dùng những chữ gần như có tính cách quốc tế ấy,
song tôi vẫn muốn đề nghị những chứ sau nầy:
Ccđ: cũng cuốn đó
Cđd: cuốn đã dẫn
Rất nên chú trọng đến chính tả, bỏ dấu cho đúng và rõ ràng. Thầy
cò
của ta ít người rành chánh tả; nên ta không thể bắt chước A.
France, nhờ họ sửa giùm chánh tả cho ta được.
Khổ sách phải tùy từng loại: một cuốn tiểu thuyết, một cuốn khảo
cứu về khoa học, một cuốn tự điển, khổ tất khác nhau. Sách mỏng,
khổ nên nhỏ; sách dày, hoặc in chữ cỡ lớn, khổ phải lớn.
Nhà in Âu Mỹ không dùng tấc, phân để chỉ khổ sách mà dùng
những tiếng trong nghề như Colimbier in 16. Bạn nên hiểu những
danh từ chuyên môn ấy: Một tờ giấy in nếu để nguyên không xếp lại
thì là in plano, nếu xếp hai như tờ nhật báo thì là in – folio, xếp làm
bốn là in-4o, làm tám là in-8o, làm mười sáu là in-16; khổ nhỏ nhất là
in-32.
Giấy in có nhiều khổ. Những khổ thường dùng là:
- Colombier, tức khổ giấy in báo, một chiều 63, một chiều 90 phân,
viết tắt là 63 x 90.