NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 87

Thì ra ở đời, hễ lép vế là bị mắng oan. Tôi không ưa cái giọng đàn

anh của ông chủ bút nói trên, song tôi nhận bài học của ông rất nên
theo.

Đọc một cuốn sách của Mỹ dạy cách viết báo, tôi càng thấy nhà

văn nước mình chưa biết chú trọng đến cách trình bày bản thảo. Dù
là viết một bài để đăng báo, dài năm, sáu trang, người Mỹ cũng trình
bày công phu: ở ngoài là cái bìa, trên đó có ghi nhan đề, tên tác giả,
gởi cho báo nào, cách trả tiền ra sao, tài liệu lấy ở đâu, trọn bài có
bao nhiêu chữ, bao nhiêu hình; ở trong thì trang nào cũng đánh máy
rất sạch, những lỗi đều sửa rất kỹ lưỡng; mỗi đoạn có tít, tít dùng lối
chữ riêng, hình đã đẹp lại có chú thích; còn về phương diện chánh tả
thì khỏi nói, có lẽ khắp thế giới chỉ có ở cái nước bốn ngàn năm văn
hiến của chúng ta là chín phần mười nhà văn bất chấp chính tả mà
thôi.

Trình bày cẩn thận bản thảo như thế có nhiều cái lợi:
- trước hết, tòa báo hoặc nhà xuất bản dễ có cảm tình ngay với tác

phẩm.

- đỡ tốn công cho nhà in và cho cả tác giả trong trường hợp tác giả

sửa lấy ấn cảo.

- công việc ấn loát được như ý và nhờ vậy giá trị cuốn sách hoặc

bài báo có thể tăng lên.

Ở Âu, Mỹ, nhà văn nào cũng biết đánh máy và rất ít bản thảo

chép tay. Ở nước mình thì hầu hết các nhà văn phải viết tay. Ít nhất
phải có hai bản và muốn khỏi chép hai lần, bạn nên xen một tờ giấy
than (nên lựa thứ giấy than để viết, đừng dùng thứ để đánh máy)
vào giữa hai tờ giấy mỏng rồi dùng một ngòi viết cứng mà viết hơi
mạnh tay.

Nếu đánh máy thì rán kiếm cho được một cái máy đánh tiếng

Việt, để sau khỏi phải làm thêm một việc rất chán là bỏ dấu. Đánh ít
nhất là ba bản: một bản giữ lại, hai bản gởi cho đi kiểm duyệt hoặc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.