Khi chép tay hoặc đánh máy bản thảo, muốn chỉ cho thợ in sắp
thể chữ nào, bạn có thể dùng công ước sau nầy:
- gạch dưới một nét là sắp chữ nghiêng
- gạch dưới hai nét là sắp chữ hoa nhỏ
- gạch dưới ba nét là sắp chữ hoa lớn
- gạch dưới bốn nét là sắp chữ hoa lớn và nghiêng
hoặc viết chữ hoa lớn rồi gạch dưới một nét như:
NGUYỄN DU
- vẽ một nét lượn lượn ở dưới là sắp chữ mập
- Vẽ hai nét lượn lượn ở dưới là sắp chữ hoa mập
- Vẽ ba nét lượn ở dưới là sắp chữ hoa mập và lớn.
- Chấm chấm một đường ở dưới là sắp chữ thưa ra
Nhưng, ấn công của ta ít người thuộc những công ước đó, trừ hai
công ước đầu, cho nên bạn chua ra lề giấy để chỉ rõ lối chữ bạn
muốn dùng thì tiện hơn.
*
Sửa ấn ảo là công việc chán nhất của nhà văn, chán mà vẫn phải
làm kỹ lưỡng, nếu không, tác phẩm có thể mất nhiều giá trị.
Trong một tờ tuần báo xuất bản gần đây, một nhà văn nọ, chắc đã
nhiều lần bực mình vì “bị in sai văn”, ấm ức bảo có khi “tức chết đi”.
“… Vì rằng văn thơ bị in sai rồi bà con lại cứ tưởng là nhà văn viết thế,
rồi bà con, nhất là bà con đồng nghiệp cứ chửi mình là … ngu. Ôi! Thật là
oan hơn bà Thi Kính. Ấy là chưa kể, chỉ vì bị in sai văn mà từ trước đến
nay đã có lắm ông ký giả xuýt nữa thì rũ tù vì sự sai kia làm đảo ngược cả
ý tứ câu trong bài.
“Tôi “khen”cụ Lê văn X, hóa ra tôi “khiền” cụ Lê văn X (…); trong tin
Gơ-ne-vơ, ông Phạm Văn Đồng đề nghị: “hai đối phương hứa sẽ không trả
thù những người nghịch của mình” thì lại hóa ra: hai đối phương hứa sẽ
trả thù những người nghịch của mình” nghe lạnh cả xương sống bà con.