Syria. Chẳng hạn, cùng thời với Mahmud xứ Ghaznah, người Thổ Saljuq
đã khởi xướng cuộc chiến tranh chống lại cuộc Thập tự chinh của xã hội
Tây phương. Các ghi chép của Ai Cập cổ đã cung cấp bằng chứng chứng
minh rằng trong giai đoạn từ 2000-1500 trước CN, người Arya đã đột phá
qua thảo nguyên Á-Âu, ở góc mà người Thổ sẽ đột phá qua 3000 năm sau,
điều đó tiên đoán bước chân của người Thổ trong cuộc phân hóa tiếp theo
của họ. Trong khi một số người Thổ, như chúng ta biết được từ những tài
liệu của người Ấn Độ, xâm nhập vào Ấn Độ, thì số khác tàn phá Iran, Iraq,
Syria và cuối cùng là Ai Cập, nơi họ đã thành lập trong thế kỷ 17 trước CN
một chế độ cai trị của các tư lệnh quân đội người man di mà lịch sử Ai Cập
gọi là Hyksos.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra thời kỳ Völkerwanderung của người
Arya? Chúng ta có thể trả lời bằng cách đặt câu hỏi: Đâu là nguyên nhân
gây ra thời kỳ Völkerwanderung của người Thổ? Theo ghi chép lịch sử: Đó
là sự sụp đổ của vương triều Abbasid và người Thổ phân tán theo cả hai
hướng vì tử thi của Đế chế Abbasid đã làm mồi cho tất cả bộ lạc bên trong
lãnh thổ của nó lẫn những vùng thuộc địa xa xôi ở thung lũng Indus.
Giải thích này có gợi cho chúng ta một manh mối nào của cuộc phân
ly tương ứng của người Arya không? Câu trả lời là có, vì khi nhìn vào bản
đồ chính trị của khu vực Tây-Nam Á giai đoạn 2000-1900 trước CN, chúng
ta thấy nó bị khống chế bởi một chính quyền trung ương, giống như vương
triều Baghdad, được cai trị từ một thủ phủ ở Iraq, và lãnh thổ của nó trải dài
theo cùng các hướng từ cùng một tâm điểm (với Đế chế Abbasid).
Chính quyền trung ương này là Đế chế Sumer và Akkad được thành
lập vào khoảng năm 2298 trước CN bởi người Sumer Ur-Engur ở Ur và
được Amorite Hammurabi khôi phục vào khoảng năm 1947 trước CN. Sự
tan rã của đế chế sau khi Hammurabi qua đời đã dẫn tới thời kỳ
Völkerwanderung của người Arya. Không có bằng chứng trực tiếp nào
chứng minh rằng Đế chế Sumer và Akkad kéo dài tới Ấn Độ, nhưng khả
năng này được gợi ra từ những kết quả khai quật gần đây trong thung lũng
Indus. Đó là một nền văn hóa (có niên đại từ khoảng năm 3250 tới khoảng