NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ NHÂN LOẠI - Trang 669

Cỗ máy thời gian là tựa đề của một trong những tác phẩm tiên phong

trong lĩnh vực tiểu thuyết giả tưởng của tác giả H.G Wells. Quan niệm coi
thời gian là một chiều thứ tư vào thời điểm đó đã khá quen thuộc. Vị anh
hùng trong tiểu thuyết của ông Wells phát minh ra một dạng xe hơi – đây
cũng là một sản phẩm mới lạ vào thời bấy giờ – và nhờ nó anh ta có thể du
hành thuận hoặc ngược chiều thời gian tuỳ theo ý muốn. Anh ta đã sử dụng
phát minh của mình để trở về viếng thăm những giai đoạn quá khứ xa xôi
trong lịch sử thế giới, và trong tất cả những chuyến du hành đó, ngoại trừ
chuyến cuối cùng, anh ta đều trở về an toàn để kể lại câu chuyện du hành
của anh ta. Câu chuyện thần tiên của Wells là câu chuyện viết về kỳ tích
lịch sử của những vị cứu tinh theo khuynh hướng hoài cổ và vị lai, những
người coi hoàn cảnh hiện tại và triển vọng của xã hội mà họ đang sống là
không thể cứu vãn và quay sang tìm kiếm sự cứu rỗi trong việc quay trở về
quá khứ lý tưởng hoặc một bước nhảy vọt vào tương lai lý tưởng. Chúng ta
không cần phải dừng bước lâu với chủ đề này, vì chúng ta đã tiến hành
phân tích và vạch trần tính chất phù phiếm và phá hoại của cả hai chủ nghĩa
hoài cổ và Vị lai. Nói ngắn gọn, những cỗ máy thời gian – giả sử chúng
không có hình dáng những chiếc xe hơi chỉ dành cho một người, mà là
những chiếc xe “bus hai tầng” (hiểu theo nghĩa chính xác hơn nghĩa thường
dùng) dành cho toàn bộ xã hội – luôn luôn bị trục trặc, và thất bại này thúc
giục nhân vật muốn trở thành cứu tinh dẹp cỗ máy thời gian sang một bên,
cầm lấy thanh gươm, và gánh lấy thất bại tiếp theo giống như trường hợp
“cứu tinh mang gươm” mà chúng ta vừa phân tích. Biến thái từ một nhà
duy tâm thành một kẻ ưa chuộng bạo lực là kết cục bi kịch của cả hai loại
nhân vật cứu tinh hoài cổ lẫn vị lai.

Trong thế giới Tây phương ở thế kỷ 18 sau CN, nguyên tắc cơ bản của

chủ nghĩa hoài cổ được cô đọng thành một câu trong phần mở đầu tác phẩm
Le Contrat Social của Rousseau: “Con người được tự do khi mới ra đời và
bị trói buộc ở mọi nơi khác”. Môn đồ nổi tiếng nhất của Rousseau là
Robespierre, người được coi là tác giả chính của bản “Triều đại kinh
hoàng” tiếng Pháp được viết vào năm 1793-4 sau CN. Các vị giáo sư lập dị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.