giờ lập nhà xuất bản; có khi nhà in Lê Cường in sách do nhà xuất bản khác
đặt in, có khi nhà in Lê Cường tự đứng tên xin giấy phép in sách.
Có thể nói, tất cả các bản in Số đỏ về sau này đều có xuất xứ từ bản
in năm 1938 của nhà in Lê Cường. Theo ghi nhận của các soạn giả Lược
truyện các tác gia Việt Nam (tập II), một bản thuộc loạt ấn bản này nộp lưu
chiểu tại Thư viện Quốc gia ở Hà Nội có ký hiệu P. 19533.
()
Tuy vậy, bản
sách này tại đây đã bị mất từ lâu.
Bản in Số đỏ của nhà in Lê Cường là lần in thứ hai của tác phẩm này,
nhưng là lần đầu tiên nó được in thành sách riêng, cũng là lần đầu tiên được
in trong dạng hoàn chỉnh (so với lần đăng Hà Nội Báo còn thiếu 4 chương
cuối).
Từ bản in Số đỏ của nhà in Lê Cường năm 1938, về sau trong thực tế
in ấn Số đỏ đã phân chia ra thành 2 nhánh ấn bản chính: nhánh Minh Đức và
nhánh Mai Lĩnh.
Nhánh Minh Đức gồm hai bản in Số đỏ tại Hà Nội vào các năm 1946
và 1957.
Năm 1946, tại Hà Nội, nhà xuất bản Minh Đức in lại tiểu thuyết Số
đỏ và nhân đó đã cùng một số nhà văn (Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Trương Tửu,
Nguyên Hồng, Phạm Ngọc Khuê…) tổ chức kỷ niệm ngày mất Vũ Trọng
Phụng, đồng thời tổ chức bán sách để ủng hộ gia đình nhà văn.
()
Bản in Số
đỏ này được gọi chính xác là “in lần thứ hai”.
Mười năm sau, vào năm 1957, nhà xuất bản Minh Đức in lại lần thứ
hai tiểu thuyết Số đỏ, sau khi Minh Đức liên danh với Hội văn nghệ Việt
Nam làm lễ kỷ niệm Vũ Trọng Phụng tại Nhà hát Lớn Hà Nội (tháng
10.1956), đồng thời tổ chức bán cuốn Vũ Trọng Phụng với chúng ta (sưu tập
các bài phê bình của một số tác giả) lấy tiền giúp gia đình xây ngôi mộ nhà