làm nghề nhặt ban sân quần, vì một trò dâm dục bỉ ổi mà phải đuổi? Chao
ôi! Thế thì còn gì là tiệm may Âu Hoá nữa!
(7)
Thế thì còn đâu là những cái
thích của bọn khách hàng phụ nữ vốn ưa cái nhanh mồm nhẹ miệng và
những cử chỉ ngộ nghĩnh của Xuân Tóc Ðỏ nữa?
(8)
Vợ nghĩ thế, còn chồng thì, vì lẽ đã bịp cả ông bố hiếu danh rằng
Xuân vốn là sinh viên trường thuốc, “ông đốc” cẩn thận, bây giờ biết ăn làm
sao, nói làm sao!
(9)
Cho nên dù Văn Minh rất oán hận Xuân ở chỗ nó đã
chẳng may cứu sống được ông nội mình bằng thuốc thánh đền Bia − một sự
ông ta không thể tha thú được − ông ta cũng khoanh tay chịu nhịn vậy.
Riêng về phần cụ Hồng (Biết rồi! Khổ lắm!) thì tuy cũng có cụt hứng
vì bố mình lại không chết vì chai nước ruộng và mấy cái lá thài lài, cụ cũng
không dám tỏ lòng bất bình ra với Xuân. Con giai cụ đã kêu đó là sinh viên
trường thuốc và con rể cụ − ông Phán mọc sừng − vẫn luôn nhắc cho cụ
khỏi quên rằng đó là một người đáng kính trọng, vì có học thức lắm, và
đứng đắn hết mực.
(10)
Thành thử Xuân cứ nghiễm nhiên tọa hưởng kỳ thành, im lặng mà
mỉm cười những khi cụ phán bà, ông Hai, cô Nga, cô Tuyết, ông Joseph
Thiết, gọi nó là quan đốc, và làm cái bộ mặt thờ ơ lãnh đạm mỗi khi bà Phó
Ðoan nhìn trộm nó mà mỉm cười toe toét một cách rất đa dâm.
(11)
Sau khi cụ cố tổ đã mời Xuân Tóc Ðỏ dự một bữa tiệc rất trọng thể
linh đình.
Việc ấy mở đầu cho một kỷ nguyên mới để thành ra một thói
quen.
(12)
Từ đấy mà đi, Xuân luôn luôn dự tiệc với bà Phó Ðoan, với vợ
chồng Văn Minh, bằng các lý tưởng tự do, bình đẳng. Sau cùng thì, mỗi khi
ai mời được Xuân một bữa cơm, là được một cái hân hạnh đặc biệt nữa rồi!
Ðã có người mến nó, kính sợ nó. Ðã có người ghen ghét nó nữa, nhưng cái
đó không hề gì. Lại có người phải lòng mặt nó nữa, điều ấy là đáng quan
tâm.
Lâu lâu, sống mãi trong bầu không khí hỗn loạn những sự kính
trọng, sợ sệt, mơn trớn của kẻ chung quanh, Xuân Tóc Ðỏ đâm ra khinh
người. Vì lẽ theo thói thường, những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên