− Ðược lắm!
Bà Phó tuy cũng hơi kinh ngạc về những ngôn ngữ khác thường ấy,
nhưng mà chưa chi bà đã vội đem cái ngu dốt của bà ra tra khảo đã. Ắt hẳn
nếu không có cái “vì một lẽ gì” mà bà chưa hiểu được, thì Xuân Tóc Ðỏ hẳn
không dám có giọng nói sỗ sàng với bà dường kia.
(19)
Nghĩ rằng như thế
mà ra đi ngay thì trơ, bà lại hỏi:
(20)
− Thưa ông, thế ông không đi xem hội?
− Việc Âu Hoá không có tôi một ngày cũng không được!
− Bẩm thế thợ khâu... thợ may đâu cả ạ?
− Có mấy cô khâu thì đã phải vận cả mấy bộ y phục đại tang và tiểu
cớ
[c]
do ông TYPN vừa chế tạo ra, mà người nhà này chưa ai mặc đến, vì
cụ tổ đã được tôi cứu cho khỏi chết...
(21)
Mấy cô khâu mặc những quần áo
ấy và ăn tiền công của ma-nơ-canh, bà đã hiểu ra chưa?
(22)
Quần áo trót
may thì phải lăng-xê
[b]
để quảng cáo chứ? Mấy ông thợ cũng được đi xem
hội để phát giấy chiêu hàng.
(23)
− Tôi có ý muốn lại cùng đi với vợ chồng Văn Minh và rủ ông
nữa…
− Ấy họ đã đi cả.
Xuân Tóc Ðỏ cứ đáp lửng khửng đủng đỉnh như thế, tay vẫn mân mê
mấy bộ vú bằng cao su mà Tây phương mới gửi sang cho công cuộc Âu hoá
ở bên Ðại Cồ Việt này.
(24)
Những khí cụ của nhan sắc ấy được để trong
những cái hộp rất đẹp, lót năm bảy lần giấy thủy tinh lóng lánh. Bà Phó
Ðoan nhìn những của quái ấy bằng hai con mắt thèm thuồng, lại nhân thấy
Xuân lúc ấy chỉ có một mình trong gian hàng rộng − sự ấy thật hãn hữu –
nên bà không muốn bỏ một cơ hội tốt. Bà còn trù trừ đứng tìm một câu gì để
đả động đến những cái vú cao su ấy thì chẳng may cậu Phước ngồi ở xe hơi
đỗ bên ngoài cứ “Em chã, em chã” mãi, và khóc thét lên. Bà đau lòng phải
bắt tay Xuân và ra thẳng.
(25)