NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ - Trang 24

Tôi cho là có.

Không chỉ vì tính đến lý lẽ: lúc ấy nhà văn còn sống, không thể không quan
tâm đến cuốn truyện của mình đang được in thành sách. Lý do còn ở chỗ có
những dấu hiệu rõ rệt từ sự so sánh văn bản.

Bản B hiện không có để trực tiếp đối chiếu và rút ra nhận định, nhưng các
bản in muộn hơn có những khác biệt để cho phép phán đoán.

Các bản C (Minh Đức, 1946) và E (Minh Đức 1957) ở đầu sách có lời đề
tặng của tác giả, như sau: “Kính tặng Sơn Phong tiên sinh, nhà văn sĩ hoạt
kê và trào phúng tiên phong của báo giới Bắc Kỳ. ‒ V.T.P.”
. Đây là sự khác
biệt rõ rệt so với các bản A (Hà Nội Báo), D (Mai Lĩnh, 1952), F (Mai Lĩnh
1958), G (Văn học 1987).

Ta thấy rõ: ở bản đăng báo (A) chưa có lời đề tặng này, vậy, có thể suy
luận rằng: lời đề tặng này chỉ có thể xuất hiện ở bản in sách lần đầu (Lê
Cường 1938); hai bản Minh Đức (C, E) đã giữ nguyên lời đề tặng này theo
nguyên tắc tái bản; bản Mai Lĩnh bỏ lời đề tặng này (do kiểm duyệt bỏ?); tất
nhiên suy luận này chưa thể được xác nhận hoàn toàn chừng nào chưa tìm
thấy bản B (Lê Cường 1938). Cũng chưa thể biết rõ vì sao các bản của nhà
Mai Lĩnh (D, F) không in lời đề tặng này; tuy vậy, ta thấy ruột sách Số đỏ do
Mai Lĩnh in đều không làm mục lục, không làm chú thích, cho nên việc bỏ
qua lời đề tặng cũng nằm trong hướng lược gọn của lối in sách truyện đại
chúng đó chăng?

Trong lời đề tặng này, giữa hai bản Minh Đức có một khác biệt rất
nhỏ: bản C ghi là “Bắc Bộ” trong khi bản E ghi là “Bắc Kỳ”!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.