tai vách mạch rừng chi nữa thì cũng không sao, vì bà đã lẳng lơ theo đúng
nghĩa lý sách vở của thánh hiền, nghĩa là bà được mừng thầm rằng mình đã
trót hư hỏng một cách có tính chất khoa học.
NGUỒN:
[chương] XIX
Bản A: không có
Bản B: Số đỏ, tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng; Nhà in Lê Cường, Hà Nội, 1938 (mất văn bản)
Bản C: Số đỏ, tiểu thuyết cười dài, Vũ Trọng Phụng; Nxb. Minh Đức, Hà Nội, 1946, tr. 270-286.
Bản D: Số đỏ, Vũ Trọng Phụng; Nxb. Mai Lĩnh, Hà Nội, 1952, tr. 224-237.
Bản E: Số đỏ, tiểu thuyết cười dài, Vũ Trọng Phụng; Nxb. Minh Đức, Hà Nội, 1957, tr. 201-212.
Bản F: Số đỏ, tiểu thuyết xã hội tả chân, Vũ Trọng Phụng; Nxb. Mai Lĩnh, Sài Gòn, 1958, tr.211-224.
Bản G: Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập III, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1987, tr. 214-226.
KHẢO DỊ:
(1) C, E, G:
theo cái hành trình thường lệ, mỗi khi có cuộc đón tiếp long trọng xưa nay.
D, F: theo cái hành trình thường lệ, mỗi khi có một cuộc đón tiếp long trọng xưa nay.
(2) C, E: Quả cũng như lời đồn, Vua Xiêm có ngự giá sang nước Nam.
D, F, G: Quả cũng như người đồn, Vua Xiêm cũng có ngự giá sang nước Nam.
(3) C, D, E: Có tờ sốt sắng viết: Hai vua tại một nước! Lại có tờ báo của vô sản hô hào: Anh em
chị em quần chúng lao khổ! Phải ăn mặc thật diện vào để chống nạn phát-xít! Phải tỏ rằng mình
văn minh tiến bộ! Đả đảo chiến tranh! Vạn tuế hòa bình! Và có điều đáng để ý là báo nào cũng gọi
việc vua Xiêm sang đây là một chỗ “rẽ ngoặt”.