NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ - Trang 60

chú thích cho các từ hơi khó đối với độc giả rộng rãi, chẳng hạn những từ
vay mượn hoặc nhại lại tiếng nước ngoài, những danh từ riêng ít phổ biến,
những từ một thời được dùng như tiếng lóng, một số tên riêng, v.v… Tất
nhiên nguồn hiểu biết để giải thích đều trông chờ vào các từ điển hoặc sách
chỉ dẫn có liên quan. Nếu trong các nguồn ấy không có lời giải cho những từ
ngữ cần được giải thích, tôi đành ghi chú để ngỏ (ví dụ đối với từ “lộ bộ” ở
chương VII), mong được sự chỉ dẫn của những bạn đọc, bạn nghiên cứu có
am hiểu, để có thể bổ sung trong một lần in về sau.

Trên văn bản tác phẩm, những chỗ có dị biệt về văn bản sẽ đánh dấu

bằng số Arab (1, 2,3…) để thống kê ở phần Khảo dị; những chỗ cần chú
thích sẽ đánh dấu bằng chữ cái a,b,c… trong ngoặc vuông [a,b,c…] để giải
thích ở phần Chú thích.

Hà Nội, tháng Năm 2014

LẠI NGUYÊN ÂN

Chú thích

(1)

Xem: Lại Nguyên Ân (2011): Phương diện văn bản của tiểu thuyết “Số

đỏ”. Hà Nội, Nghiên cứu văn học, s. 3 (tháng 3) 2011, tr. 90-99.

(2)

Xem: Lại Nguyên Ân (2007): Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết “Giông

tố”. Hà Nội: Nxb. Tri Thức, 2007.

(3)

Xem: Hồ sơ Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh (2010): Trích lời tuyên

dương của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh về Quyết định trao giải Giải
thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2010: Giải thưởng nghiên cứu: nhà nghiên
cứu văn học Lại Nguyên Ân.

(4)

Việc này tôi đã thực hiện trong bản in tiểu thuyết Số đỏ, thuộc tủ sách

“Việt Nam danh tác” do Cty VH-TT Nhã Nam và Nxb. Hội Nhà Văn xuất
bản năm 2014; trong ấn phẩm ấy, văn bản Số đỏ được tôi hiệu chỉnh dựa
theo bản đăng Hà Nội Báo 1936-37 và các bản in Số đỏ của Nxb. Minh Đức
(Hà Nội 1946, 1957) và Nxb. Mai Lĩnh (Hà Nội, 1951)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.