‒ Xanh xít!
(2)
[c]
Những câu hô như vậy chen lẫn những tiếng bồm bộp của những quả
ban bị đánh đi, như giữ nhịp cho khúc âm nhạc của mấy vạn con ve sầu.
Ngoài đường, ở vệ hè, một người bán nước chanh, ngồi chồm chỗm
trên càng xe, đương chuyện với một bạn đồng nghiệp.
‒ Quái, thứ năm
(3)
gì mà vắng thế!
‒ Chốc nữa họ mới lại chứ? Bây giờ mới hơn ba giờ. Từ hôm nay
trở đi, họ tập gấp, chắc ngày nào cũng phải luyện chứ chả cứ thứ năm, thứ
bảy hay chủ nhật…
‒ Thế à? Sao biết?
‒ Mê đi! Ba bốn tháng nữa, đức vua ra đây lại còn gì! Chuyến này
sẽ có cúp oai ghê... Các anh các chị gọi là tập mửa mật!
Trên hè, dưới bóng một cây gạo, một ông thầy số đã có tuổi ngồi
bình tĩnh nhìn cái tráp, nghiên mực, miếng son, ống bút, với mấy lá số tử vi
mẫu, thỉnh thoảng lại ngáp một cái như một nhà triết học chân chính. Cách
đấy mươi bước, Xuân Tóc Đỏ ngồi tri kỷ với một chị hàng mía. Thương
mại? Không! Ấy là một cuộc tình duyên, và, hơn nữa
(4)
‒ theo lối gọi của
những ông làm báo ‒ một cuộc tình duyên của Bình dân (chữ B hoa).
Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình, mà
chị hàng mía thì cứ giữ chặt lấy ống quần, một thứ quần bằng lụa nội hóa mà
từ khi có cuộc hội chợ tỉnh Đơ,
[d]
nhà nước đã đem chế độ bảo hộ mậu dịch
ra che chở cho khỏi bị sức xâm lấn của… ngoại quốc.
‒ Bỏ ra nào! Cứ ỡm ờ mãi!
(5)
‒ Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thôi!
‒ Khỉ lắm nữa!
‒ Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn...