Y phục xanh biếc, lót trong màu vàng. Cầm y phục người vợ đã mất lên
nhìn, không thể nào quên những tháng ngày lúc thê tử còn sống, bi thương
cũng không bao giờ nguôi. Tỉ mỉ nhìn một đường chỉ trên y phục, mỗi một
mũi kim đều là tình yêu thắm thiết dành cho thê tử. Thê tử trước kia từng
khuyên nhủ, bảo ta đừng quên chăm lo cho mình. Nghĩ tới những điều ấy,
lòng quặn đau. Trời chuyển rét ta vẫn mặc y phục ngày hè. Lúc thê tử còn
sống, bốn mùa đều là thê tử quan tâm làm y phục cho thay, sau khi thê tử
qua đời, ta không còn có thói quen quan tâm mình. Gió thu xào xạc thổi,
gợi lên nỗi bi ai vô hạn khi mất đi hiền thê. Chỉ có thê tử tâm ý tương hợp
với mình, bất kỳ ai cũng không thể thay thế. Nỗi nhớ nhung đau thương
dành cho thê tử là vô cùng tận.
Bài này có ảnh hưởng rất lớn trong văn học xưa.
“Điệu vong thi” (Bài thơ thương nhớ người vợ đã mất) của Phan Nhạc
rất nổi danh, thực ra cách viết chịu ảnh hưởng của “Lục y”.
Toàn văn hoàn.