khen ngợi.
Lúc này công chúa lại nói:
- Chưa hết đâu, anh bạn à, ta còn nghe nói anh nhảy điêu luyện lắm, ta
muốn xem thực hư ra sao.
Tôi bảo đưa cho tôi đôi phách, tôi lại biểu diễn đúng vũ khúc đã trình bày
chiều hôm trước, và cũng chẳng đến nỗi kém. Tất cả các cung nữ lại ngợi
khen “Anh chàng nhảy có duyên đấy chứ” – một người nói. Người khác
“Giọng anh chàng nghe mượt mà lắm. Giá mà không bị bệnh chốc đầu, anh
chàng có thể trở thành một ca sĩ có hạng”.
Trong khi các cung nữ luận bàn và khen ngợi tôi đủ thứ, nàng công chúa
Rêzia vẫn chăm chăm nhìn tôi, lặng yên không thốt một lời. Rồi đột nhiên
phá tan im lặng, nàng bước xuống ngai lui về cung riêng, miệng nói “Đáng
tiếc, thật đáng tiếc anh ta bị chốc đầu”.
Nàng vừa nói xong, bọn cung nữ bao giờ cũng hùa theo chủ, vừa lần lượt
đi theo nàng, vừa đồng thanh nói vang cả gian phòng “Thật đáng tiếc, thật
rất đáng tiếc là anh ta lại bị bệnh chốc đầu”.
NGÀY THỨ MỘTTRĂM BA MƯƠI.
Tôi chẳng ở lâu trong gian phòng sang trọng sau khi mọi người lui ra. Tôi
trở về ngôi nhà nhỏ của cụ làm vườn, và gặp ở đây vị phó sư của mình vừa
đến hỏi thăm tin tức. Tôi nói:
- Ái chà, tôi vừa nhìn thấy công chúa.
Vị phó sư cũng như cụ già làm vườn đều tái mặt. Cả hai cùng chăm chăm
giương mắt nhìn sát vào mặt tôi. Họ lo nhìn thấy trên mặt có cái gì đó đáng
sợ. Tuy nhiên, nếu những anh chàng từng đam mê nàng công chúa ấy phải
mang nhốt vào các tháp kín, thì tôi cũng xứng đáng được có một chỗ ngồi
trong tháp ấy.
Tiếp đó tôi thuật lại cho hai người nghe tất cả những gì diễn ra trong phòng
khách của công chúa vừa rồi. Tôi nói thêm tôi muốn ở lại lâu hơn nữa trong
vườn ngự uyển dưới dạng cải trang này, để cố làm vui lòng công chúa
Rêzia. Vị phó sư cũng như cụ già làm vườn đều tìm hết cách thuyết phục
tôi nên bỏ ý định ấy đi. Nhưng tôi cấm vị phó sư không được nói gì thêm