thỏm chờ đợi người nô lệ đến nhà ông Habib tìm gặp tôi. Tôi đã cẩn thận
nói cho anh rõ chỗ ở của mình. Nhưng chờ đợi vô ích. Một tháng ròng rã
trôi qua, tôi vẫn không nhận tin tức gì về tiểu thư Canzat.
Tôi nghĩ hẵn người nô lệ không thật hiểu rõ tình cảm của bà chủ. Hoặc
nàng thật lòng yêu vị đại thần đã kết hôn hoặc đức hạnh của một bà mệnh
phụ phu nhân buộc nàng phải dập tắt mối tình đầu. Nghĩ vậy, tôi buồn bã
rời dinh cơ ông Habib, đến ở một ngôi nhà nghỉ khá đẹp ông mua từ trước
cách kinh thành Xêrenđip chưa tới một dặm đường.
Trong ngôi nhà nghĩ này, hằng ngày tôi chỉ có việc dạo chơi và trong khi đi
dạo mơ màng nghĩ đến người thương. Một hôm tình cờ đi xa nhà một ít, tôi
men theo một con sông và đến một ngôi chùa rất đẹp xây bên bờ sông. Sau
khi ngắm nghía chán kiến trúc đặc sặc của ngôi chùa, một việc đang diễn ra
gần đấy thu hút sự chú ý của tôi. Mấy nhà sư đang dựng bên bờ sông một
cái liều bằng lau sậy, và xếp vào trong nhiều cũi gỗ. Tôi tiến đến gần, bái
một nhà sư, cac; thầy đang làm gì vậy? Một nhà sư đáp:
- Hẳn ngài là người sứ khác lần đầu tiên đến Xêrenđip, nên mới hỏi chúng
tôi câu ấy. Vậy ra ngài chua tường phong tục chúng tôi. Cái lều dựng lên
kia để làm lễ hỏa táng. Nơi đây sẽ làm lễ hỏa thiêu người quá cố và cả vợ
của người ấy. Người phụ nữ nào bằng lòng chịu chết và được hỏa tang cùng
một lúc với chồng sẽ được vinh hiển đời đời. Vừa qua, một vị đại thần
trong triều qua đời, chừng năm sáu giờ đồng hồ nữa, thi hài của vị ấy sẽ
được hỏa thiêu tại đây và phu nhân của vị ấy muốn được hỏa thiêu cùng với
chồng trên dàn lữa này.
Tuy cũng có nghe nói tục lệ ấy thực hành ở rất nhiều nơi trên thế giới, bản
thân tôi chưa được nhìn thấy bao giờ, tôi quyết định lần này xem tận mắt.
Tôi không khỏi thầm phàn nàn cho sự cuồng tín của những người này và
chê trách các thầy tu. Nhớ lại hồi ở Xurat, có lần tôi nghe nói có những nhà
sư cố tình duy trì tục lệ dã man ấy nhằm quyên góm được nhiều tiền sống
sung sướng hơn.
Gần đến giờ hỏa táng, cảnh đồng bên cạnh chùa có đông người hiếu kỳ đổ
đến xem. Phần lớn là người từ trong thành phố đổ ra, phần đông đi bộ,
một số cưỡi ngựa. Cũng có nhiều người đến đây bằng cáng, đi trước cáng