Thông cảm với bất hạnh của em trai, tôi không từ nan bất cứ điều gì để có
thể an ủi chú. Tôi bảo với chú:
- “Thôi, em trai à, em biết rồi đấy, trên đời này số ai giàu sang, số ai
nghèo khó, tất cả đều do tiền định. Em buồn phiền phỏng được ích gì?
Đáng ra em nên thâm tạ trời đất đã cho em được sống đến hôm nay. Thôi,
hãy bỏ việc buôn bán ấy đi, em hãy về đây sống với anh, em chẳng lo thiếu
thốn thứ gì.”
Chú thuận theo ý kiến của tôi. Chú chuyển về sống tại nhà tôi. Nhưng rồi
nhàn cư vi bất thiện, ngày này qua ngày khác chú chỉ còn việc đi lang thang
hoặc chơi bời đàn đúm cùng bè bạn. Về phần mình, tôi quá bận lo chăm
bẵm nàng Canzat, tìm mọi cách bày ra cho nàng tiêu khiển. Tính tôi vốn
thích tiêu pha, khoản lợi tức của tôi tuy khá lớn thật đấy song không sao đủ
cung phụng cho lối sống quá phong lưu của hai vợ chồng. Sau mấy năm,
tôi nhận ra gia sản mình đã vơi đi đáng kể. Sợ đến một lúc nào đó có thể
trở nên quẫn bách, tôi tính cách phòng ngừa. Tôi quyết định liên doanh với
một thương gia giàu có, cùng nhau sang buôn bán bên vương quốc
Gôncông.
Thật khó khăn lắm mới thuyết phụ được vợ tôi cho tôi tiến hành một
chuyến đi xa như vậy. Tuy nhiên, tôi nói mãi nàng cũng nghe ra, với hy
vọng rồi đây khi tôi sẽ trở về Basra sẽ mang theo vô vàn của cải, lúc đó hai
vợ chồng tha hồ hưởng những ngày còn lại chẳng có gì phải lo âu.
Vậy là tôi chung vốn làm ăn với một đồng nghiệp tôi biết là người trung
hậu. Chúng tôi cất hàng hóa mang sang bán tại thành phố Xurat, định bụng
sau đấy lại mua tiếp các đặc sản ở Xurat đưa sang đổi chác tại Gôncông.
Ngày khởi hành, tôi gỡ vòng tay của nàng Canzat đầm đìa nước mắt, ôm
hôm chú em trai và bảo:
- “Em trai của anh ơi, tạm biệt. Anh giao cho em việc chăm non gia
đình và quản lý công việc của anh. Em hãy cố gắng giữ gìn uy tín, cũng
như dè sẻn số tài sản anh để lại nhà. Trên tất cả mọi sự, anh nhờ em trông
nom chị, chị là người đức hạnh, không phải lo chi về mặt ấy. Cái chính là
chú ý để chị khỏi bị những kẻ sấu xưa nay vốn ghen ghét anh tìm cách làm