đoái thương cho sức khỏe của hoàng tử chăng?
- Tâu bệ hạ, có. Thần Kêsaya đã chấp nhận lời nguyện và thần đã xin
được Thượng đế rủ lòng thương hoàng tử.
Nghe đáp, nhà vua vui mừng hết đỗi, vội dẫn vị trưởng giáo vào thẳng
phòng riêng của hoàng tử Farucru. Tu sĩ ngồi lên đầu giường người bệnh,
vẻ mặt huyền bí, niệm mấy lời thần chú. Ông niêm chưa xong, hoàng tử
vốn cấm khẩu mấy hôm nay, thét lên một tiếng và nói với vua cha:
- Tâu phụ vương, xin cha hãy yên lòng, con đã khỏi bệnh!
Nói xong hoàng tử đứng lên khỏi giường bệnh. Từ buổi sáng ấy, khắp kinh
thành nuớc Casơmia, đâu đâu dân chúng cũng chỉ bàn luận về đức độ cao
siêu của vị trưởng giáo mà thôi.
Công chúa Farucna hay tin ấy, muốn tự mình được gặp và chuyện trò cùng
vị tu sĩ. Nàng mang theo một đoàn tuỳ tùng lớn gồm nhiều cung nhân và
hoạn nô, thân hành đến đền thờ Kêsaya xin yết kiến vị trưởng giáo, nhưng
được trả lời cấm công chúa không được vào đền. Chạm lòng tự ái, công
chúa về gặp vua cha phàn nàn. Nhà vua muốn biết rõ nguyên nhân tại sao.
Vua thân hành đến đền, hỏi vị trưởng giáo sao gây trở ngại, không cho phép
công chúa được vào yết kiến. Tu sĩ đáp:
- Tâu bệ hạ, nguyên nhân tại công chúa không chịu vâng theo ý chí
Đấng tối cao. Công chúa ghét bỏ đàn ông, coi đàn ông toàn là kẻ thù của
mình, và suốt ngày công chúa ăn không ngồi rồi. Trừ phi công chúa thay
đổi tính tình, nếu không thần Kêsaya vẫn cấm không cho tôi được gặp bà.
Nhưng- tu sĩ nói tiếp- nếu công chúa sữa chữa lỗi lầm, thì tôi nguyện mang
hết sức mình giúp mọi việc khi nào bà cần đến tôi.
Nhà vua mừng rỡ trở về báo tin vui cho công chúa. Ngay hôm sau đó, công
chúa thân đến đền thờ, xin gặp vị trưởng giáo. Người gác đền mờ công
chúa vào, mời đến một gian phòng rộng, xin công chúa hãy vui lòng chờ
cho chốc lát.
Trên tường gian phòng ấy có ba bức tranh, bức nào cũng vẽ một con
hươu cái bị sa bẫy và một con hươu đực cố tìm cách giúp con cái thoát ra.
Một bức khác, ở một chỗ riêng biệt, vẽ một con hươu đực mắc bẫy trong
khi con hươu cái chỉ đứng giương mắt nhìn. Công chúa ngắm các bức tranh