NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 145

Không đầy chục năm sống trên đất Việt, Cao Biền đã thể

nghiệm điều đó! Chọi với truyền thuyết “Cao Biền có tài yểm và
điều khiển âm binh” của giặc, có truyền thuyết “quân Cao Biền
dạy non” của người Việt: Biền nuôi âm binh, đủ trăm ngày sẽ dậy và
sẽ dùng được. Biền đưa 100 thẻ hương cho một bà lão bán hàng nước
người Việt có quán hàng cạnh nơi nuôi âm binh, dặn mỗi ngày thắp
một thẻ; cứ thế đủ 100 ngày, quán hàng của bà lão sẽ phát đạt. Bà
lão theo lời dặn được ít ngày, sau đem cả bó thương đốt một lượt,
quân âm của Cao Biền “dậy” thật, nhưng chưa đủ ngày đủ tháng nên
“dậy non”, run lẩy bẩy rồi biến thành đất đá cả!

Lại có truyền thuyết: Cao Biền muốn yểm những nơi linh tích

(“dấu thiêng”), bèn mổ bụng con gái chưa chồng 17 tuổi, vứt ruột đi,
nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc quần áo vào, đặt ngồi lên ngai thờ
thần, tế bằng trâu, bò, hễ thấy cử dộng - tức là thần nhập vào
thân người con gái đó - thì vung kiếm mà chém đầu. Biền dùng
thuật đó để đánh lừa các thần linh đất Việt. Và đúng ra: để hòng
trấn áp tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân Việt
Nam. Biền cũng dùng thuật đó để định lừa thần núi Tản Viên là
thần đứng đầu các thần đất Việt. Lúc ấy thần Tản Viên đi
vắng. Thần cưỡi chim diều bay trong mây mà về, thấy Biền
đang lom khom cầu cúng. Từ trên mây, thần Tản Viên nhổ nước bọt
ào giữa đàn tràng của Cao Biền, rồi bỏ đi.

Cao Biền than rằng: “Linh khí ở phương Nam không thể lường

được. Ôi! Cái vượng khí của đất này đời nào hết được!”.

Lại có một truyền thuyết khác. Cao Biền đắp thành Đại La

trên đất Long Đỗ của người Việt. Long Đỗ - Rốn Rồng - hay núi
Nùng của đất Thăng Long ngày sau. Núi Nùng, sông Tô là non sông
của thủ đô tương lai đất Việt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.