NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 143

có đến 21 đạo quân nổi tiếng. Thầy phù thuỷ, thầy địa lí Tầu
sang ta để trừ yểm “long mạch”. Đấy là một thủ đoạn đàn áp về văn
hoá, tư tưởng, gieo rắc mê tín, dị đoan rằng “đất An Nam không
thể còn mạch đất đế vương nữa”. Có nghĩa: ta không thể là một
nước độc lập.

Về tôn giáo, dân ta vốn có đức tính khoan dung. Đạo Phật

phương Tây, đạo Nho, đạo Lão từ phương Bắc được truyền bá vào ta
từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Nhưng không một tôn giáo nào
tạo nên được ở ta sự cuồng tín, là cái mầm chia rẽ dân tộc rất tai
hại. Trong nông thôn, có chùa chiền, có đạo quán, cũng có đình làng
thờ thành hoàng, có miếu mạo thờ các anh hùng giúp dân dựng
nước. Có đền Hùng thờ Tổ, đền Tản Viên sơn thánh, đền Bà
Trưng, Bà Triệu... Lý Nam Đế giữa thế kỉ 6 đã phong thần cho Bà
Triệu. Nước Vạn Xuân độc lập đã có thần dân tộc. Thờ tổ tiên cả
giống nòi, cả làng, cả họ và ở từng nhà là nét đặc sắc của tín
ngưỡng Việt Nam.

Đạo Nho dù có chủ trương “tôn quân, đại thống nhất” thì cũng

chẳng chuyển lay được ý chí tự lập tự cường, tinh thần dân tộc và ý
thức độc lập của nhân dân ta.

Lòng yêu nước Việt Nam đã sâu gốc bền rễ rồi.

Nửa sau thế kỉ 9, đất An Nam càng không yên. Có một dạo,

quân Nam Chiếu từ Vân Nam theo triền sông Hồng kéo xuống,
đánh bại quân Đường, giết chết viên đô hộ, chiếm đất An Nam.
Phong kiến Đường hèn hạ bỏ An Nam đô hộ phủ. Nhưng nhân dân
các làng xã đất Việt đã dựng “pháo đài xanh” chiến đấu chống
quân Nam Chiếu. Truyền thống làng xã chiến đấu trỗi dậy. Khi
gặp thời cơ, người dân Việt lại tìm thấy ở làng đủ “sức bật” đẩy họ
đứng lên chiến đấu giải phóng quê hương đất nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.