thiêng liêng của Chúa cứu rỗi chúng ta. Tất nhiên những luận điểm của ông
khiến La Mã nổi giận. Nhưng Luther đã lấy Thánh Kinh để chống lại quyền
lực của Vatican và khẳng định tiếp rằng nguồn gốc duy nhất của hiểu biết là
một mình Kinh Thánh. Trung thành với luận lý của mình, ông ta khẳng định
cái giáo chức phổ cập rửa tội người lớn, mà bác bỏ cái giáo chức tế lễ của
các linh mục. Đệ tử của Luther, Philippe Melanchthon cụ thể hóa cái tín
điều mới này ra bằng lời, trong cuốn “Lời thú tội Augsbourg” (1530). Học
thuyết Luther lan truyền mau chóng trong các quốc gia nói tiếng Đức, bằng
cách căn cứ trên nguyên lý “đất nào, tôn giáo ấy” (cujus regio, ejus religio)
- tôn giáo của nhà vua quy định tôn giáo của dân chúng. Cuộc Cải cách đã
lan rộng khắp Trung Âu, rồi sang cả châu Mỹ. Sau đó, nó lan truyền sang
Pháp cho đến tận cung đình nhà vua (sự kiện Placards). Tuy nhiên, chính là
dưới một hình thức mới mà nó sắp sửa chinh phục cả một phần đất nước -
với học thuyết Calvin Luther là một tu sĩ Đức. Calvin là một người thế tục,
trình độ uyên thâm, đào tạo tại trường Đại học Sorbonne. Là người Công
giáo, ông theo phái Cải cách năm 1533. Luther tranh đấu một mình, Calvin
tranh đấu có tổ chức. Nhan đề tác phẩm của ông, tác phẩm đầu tiên xuất bản
bằng tiếng Pháp, là cả một chương trình: “Tổ chức của đạo Kitô”. Trong khi
điều quan tâm căn bản của Luther là “làm thế nào để được cứu rỗi về linh
hồn” thì với Calvin vấn đề là biết được “tạ ơn Thiên Chúa bằng cách nào”.
Có những điểm dị biệt nữa. Như vậy ở Calvin, hệ thống tổ chức giám mục
được thay thế bằng hội nghị tôn giáo, trong đó có cả người thế tục lẫn mục
sư nắm quyền hành. Thường chính là những người theo thuyết Calvin mang
danh nghĩa là những người Cải cách. Họ phát triển mau chóng và rộng rãi
và rộng rãi khắp các nước Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan, Anh và Mỹ. Người ta
ước lượng vào lúc xảy ra vụ “Saint Barthelemy” (1572) đã có đến sáu triệu
người Pháp, tức 1/3 dân số đã theo Tân giáo (Calvinisme). Cùng thời kỳ ấy,
Anh giáo cũng ra đời trong những điều kiện rất đặc biệt. Vua nước Anh,
Henry VIII, năm 1520, được tặng danh hiệu “Người bảo vệ đức tin” vì đã
bác bỏ những luận điểm của Luther, thì năm 1533, đã bỏ Catherine
d’Aragon để kết hôn với Anne Boleyn. Giáo hoàng Clément VII khước từ,
không cho vua ly hôn thì Henry VIII đã “khước từ” luôn quyền lực của