NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 221

Bảo Đợt, huyện Quỳnh Lưu, rồi dời ra Thanh Hóa. Trong công cuộc “Nam
tiến” do các chúa Nguyễn tổ chức hồi thế kỷ XVI, ba anh em định cư tại ấp
Tây Sơn (nên gọi là anh em Tây Sơn), làng Cửu An, huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định. Cha của họ là Hồ Phi Phúc. Theo “Việt Nam sử lược” (Trần
Trọng Kim), ba anh em đã chọn họ Nguyễn là họ đằng mẹ để cuộc khởi
nghĩa của họ dễ tranh thủ được cảm tình của người miền Nam, vì miền Nam
là lãnh thổ chúa Nguyễn.
Trước khi người Pháp tới, Sài Gòn (vật cống miền Tây) chỉ riêng thành phố
những người khách (Trung Quốc). Những người khách này gọi nó là Tài-
Ngồn hoặc Tề-Ngồn (Đề Ngạn). Hiện chính là thành phố Chợ Lớn khoảng
6 km.
Nguyễn Phước Dương và Nguyễn Phước Thuần đã bị Nguyễn Huệ giết
tháng 10/1777 (Đinh Dậu) tại chùa Kim Chuông. Chùa này ở Sài Gòn,
đường Cống Quỳnh (1974), trong khung trại lính O-Ma cũ (dưới thời Pháp
chiếm đóng).
Theo “Quốc Sử quán triều Nguyễn” (lịch sử biên niên gia đình họ Nguyễn)
ông thủy tổ gia đình họ Nguyễn là Nguyễn Bặc – người giữ một chức vị
quan trọng ở triều Đinh. Nhưng chỉ từ một ông tổ xa là Nguyễn Kim (sinh
năm 1468) thì lịch sử gia đình họ Nguyễn mới được ghi vào trong lịch sử
Việt Nam. Từ Nguyễn Bặc đến Nguyễn Kim có 13 đời. Nguyễn Kim có 3
người con. Con trai thứ hai là Nguyễn Hoàng, sinh năm 1525. Nhờ có sự
can thiệp của chị là Ngọc Bửu, vợ của Trịnh Kiểm, lúc này làm chức quản
lý hoàng cung bên cạnh vua Lê Anh Tôn, mà Nguyễn Hoàng được bổ
nhiệm, năm 1558, làm Tổng trấn xứ Thanh Hóa. Năm 1613, Nguyễn Hoàng
chọn “Huế” (có nghĩa là hòa hợp) để đặt kinh đô. Ông mất năm 89 tuổi. Kế
vị ông là con trai thứ sáu: 4 người con đầu đã chết, người thứ năm làm quan
ở đất Bắc. Người kế vị sinh năm 1563. Khi có mang, mẹ ông cũng họ
Nguyễn, một đêm chiêm bao thấy một người trao cho bà một tờ giấy viết
dày đặc chữ PHƯỚC, có nghĩa là Hạnh phúc. Sáng thức dậy thì bà sinh con
trai. Bà chọn chữ PHƯỚC đặt tên cho con, nhưng bà nghĩ rằng: “Nếu ta
chọn chữ này làm tên riêng cho con ta, thì chỉ duy nhất một mình nó mang
tên này trong gia đình. Nhưng nếu ta dùng chữ Phước làm tên đệm, giữa họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.