NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 45

Những công cụ đá cuội bây giờ không những nhỏ gọn hơn, mà do

biết mài vào những bàn mài bằng phiến thạch nên rìu, đục… đã
sắc nhọn hơn, dễ cắt, chặt, đục, dùi hơn. Rìu được tra vào cán gỗ,
cán tre giúp họ tăng nhanh năng suất chặt cây, đốn gỗ, phá rừng
làm nương rẫy để trồng trọt.

Đời sống ngày một khấm khá, con cháu ngày một đông đảo. Phải

tìm cách làm nhà mới thôi! Họ tận dụng những cây tre, cây gỗ mà
những rìu mài lưỡi đã đốn xuống, đang còn ngổn ngang bên nương
rẫy. Họ dựng chúng dậy, xếp vào, buộc lại làm mái; chôn cây đóng
cọc làm tường, làm vách. Dần dần chấm dứt thời kì con người lệ
thuộc nhờ vả thiên nhiên. Họ chọn đất, dựng nhà ở bờ suối, mom
sông, ven biển… những nơi thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống của
họ.

Cây gỗ nổi bập bềnh trên nước, người ngồi lên vẫn nổi, vẫn trôi

đi. Lấy cây giáo khua khoắng dưới nước, thấy cây gỗ trôi nhanh
theo nhịp đẩy, nhịp chèo của họ, đưa họ qua bờ bên kia con suối, con
sông. Từ đó, ý định làm thuyền được đặt ra. Từng tốp người kiên
nhẫn hàng tháng trời bên cây gỗ để chặt, đẽo, khoét.. thậm chí phải
đốt ở lòng thuyền. Và cuối cùng, con thuyền độc mộc xuất hiện,
đưa con người cưỡi sóng ra xa. Cùng với tấm lưới buộc chì đá, ngọn
lao, mũi xiên và cả những lưỡi câu bằng xương, con thuyền đã mở
rộng thêm nguồn thuỷ sản. Ngoài những con sò ốc, con trai hến
mà họ vẫn quen bắt, quen ăn, họ còn đánh được cả những con cá to,
con ba ba, hải nghê… Nghề mộc ra đời và ngày một tinh xảo, một
nhiều thì ngôi nhà của họ cũng ngày một kín, chắc, to, bền hơn, lại
đứng được trên những cọc gỗ cao hơn đầu họ, để hùm báo gấu sói…
không mò vào được. Nhà sàn ra đời. Những con thuyền độc mộc kia
cũng theo thời gian mà chuyển hoá thành mảng, thành thuyền
buồm lướt sóng trên biển Đông, sông hồ, mở rộng việc giao lưu kinh
tế giữa miền núi và miền biển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.