Làm đến đâu, học đến đấy. Học tập bằng mắt nhìn: quan sát.
Học tập bằng tay làm: lao động.
Khi trời đất được chiếu sáng thì con người mới nhìn thấy muôn
vật, mới có thể đi lại kiếm miếng ăn. Khi ánh sáng tắt, không
kiếm ăn được, con người nghỉ ngơi, ngủ một giấc lấy lại sức, chờ lúc
trời đất lại sáng. Như vậy, ngay từ đầu, con người đã phân biệt ngày
sáng và đêm tối. Ngày đêm cứ thay phiên nhau; ngày là lúc con người
làm việc, đêm là lúc người nghỉ ngơi. Ban ngày nhìn lên trời, con người
loá mắt vì ánh sáng mặt trời. Ban đêm, mặt trời không còn nữa,
nhưng nhiều đêm trên bầu trời lại hiện ra mặt trăng và các vì sao.
Trong trí óc của họ, con người thuở ấy đã gắn mặt trời với ngày,
trăng sao với đêm.
Mặt trời không đứng một chỗ. Nó hiện ra, từ từ vượt qua bầu trời,
rồi biến mất. Trời vừa hửng, con người đã tỉnh giấc. Đất đã rạng,
nhưng còn mát mẻ. Mặt trời càng vượt qua bầu trời, trời đất càng
sáng tỏ, nhưng càng nóng lên. Kịp đến khi mặt trời ở đỉnh đầu thì
nóng nhất. Mặt trời vẫn tiếp tục chuyển chỗ, càng chuyển trời đất
càng bớt nóng, cho đến khi mặt trời vượt hết bầu trời để rồi mất
tích sau rặng non xanh. Căn cứ vào vị trí từng lúc của mặt trời, con
người phân biệt các buổi: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Từng hoạt
động của con người… có lúc thật ngắn ngủi: nói một câu bắn một
mũi tên, lấy một tổ ong, chặt một cành cây… Để ghi nhớ những hoạt
động ngắn ngủi ấy, con người quy mỗi việc đã làm vào một buổi, một
lúc nào đó: Cô gái ra suối lấy nước khi mặt trời vừa mọc, ông lão ăn
vào buổi trưa, chàng trai bắn chết con sóc này đúng vào lúc mặt trời
chỉ còn cách mặt đất khoảng hai con sào…
Mặt trời không ngừng chuyển động. Nhưng, dù vào buổi nào, nheo
mắt nhìn lên trời, con người vẫn thấy mặt trời giữ nguyên hình tròn.
Mặt trăng không thế. Có đêm trăng chỉ nửa vành, đã vậy lại rất
mỏng, như viền móng tay con người. Thế rồi, cứ qua từng đêm,