NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 2 - Trang 12

Trên đôi bờ sông Nhị, lò gạch, lò ngói, lò vôi, khói tuôn nghi ngút ngày

đêm. Được mẻ nào, gạch ngói lại tuôn đổ vào hoàng thành để xây dựng
hoàng cung. Trước tiên chọn chỗ đẹp trông thẳng ra Cửa Nam dựng điện
Càn Nguyên làm chỗ coi chầu; bên trái dựng điện Tập Hiền, nơi các
quan văn bàn việc, bên phải dựng điện Giảng Võ để bàn việc quân... Ngoài
ra, còn xây nhiều cung điện, lầu gác, chùa quán khác v.v...

Một ngày cuối đông năm ấy, cung Thuý Hoa ở sau điện Càn Nguyên

xây xong làm nơi ở cho cung nữ, nhà vua sai làm lễ khánh thành. Nhân
dịp này, vua ban lệnh tha mọi thứ thuế khoá cho toàn dân trong ba năm.
Những người mồ côi, goá chồng, già yếu, thiếu thuế đã lâu, đều tha
cho cả. Dân tình vui vẻ, rất ngưỡng mộ vua mới. Nhân dịp cuối năm,
nhân dân nhộn nhịp sắm Tết, nhà vua ra chơi ngoài thành. Thuyền
ngự theo dòng Tô Lịch, từ cửa Bắc xuôi xuống phường Thuỵ Chương
(nay là Thuỵ Khuê) là phường dệt lụa rồi tiện đường, xuống đến tận
bến Hồng Tân, chỗ ngã ba sông Tô và sông Thiên Phù hợp dòng (nay là
vùng Bưởi). Chợ Hồng Tân những ngày giáp Tết đông vui khác thường,
trên bến dưới thuyền tấp nập. Thấy bóng thuyền rồng nhà vua lướt
tới, nhân dân nô nức kéo nhau ra bến lạy mừng, tung hô “vạn tuế”
(muôn năm).

Nhà vua dừng thuyền lên bến, hỏi thăm dân chúng và hỏi đến công

việc làm ăn.

Một cụ già chắp tay thưa:

- Muôn tâu đức vua, làng hạ dân vốn ở bên sông này đã lâu. Từ trước,

dân làng đã học được nghề dệt lụa lĩnh sa the... và nghề làm giấy. Ngay
từ khi mới có tin rước kinh đô ra đây, già trẻ lớn bé đều hết lòng cùng
với quan quân dựng xây kinh đô mới. Lại vừa làm được giấy sắc rồng
để kính dâng nhà vua ban chiếu chỉ.

Vua khen:

- Đúng là dân có nghĩa!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.