H
ộ
i mùa thu ở Đại Việt thời Lý không thể thiếu được trò múa rối.
Múa rối, với cách điều khiển bằng sào, bằng que hay bằng
dây, với con rối thay người thực mà biểu diễn các tích trò thì nhiều nước
đều có. Nhưng múa rối nước thì, cho đến nay, chỉ thấy ở Việt Nam.
Sân khấu là mặt nước ao hồ và sóng nước.
Bến Đông Bộ Đầu ở Thăng Long từ sớm đến tận chiều ngày Ba
tháng Tám rộn ràng cảnh lễ đua thuyền và múa rối nước. Bài Văn bia
chùa Đợi khắc năm 1121 miêu tả:
“Trên mặt sóng bập bềnh, nổi một Rùa Vàng đội ba quả núi. Trên mặt
nước, rùa lừ đừ, để lộ vân trên mai và xoảy bốn cẳng chân. Đảo con
ngươi, rùa nhìn vào bờ, há miệng phu dãi vào bến. Hướng về mũ miện
(tượng trưng cho vua) và cúi đầu chào. Rồi rùa ra thinh không mà nghe
ngóng. Trông lên bờ núi cao, thấy nhạc đánh du dương. Cửa động (trên
ba quả núi) đua mở: thần tiên hiện ra (do các con rối thủ vai). Ấy là vẻ
đẹp của tiên trên trời, đâu phải vẻ xinh của người trần thế? Các tiên nữ
giơ bàn tay nhỏ dâng điệu múa “Hồi phong” (Gió về); nhíu lông mày
biếc hát bài ca “Hưu vận” (Vận tốt). Rồi chim quý xếp thành đàn, vừa
múa vừa rảo bước; hươu lành sống thành bầy nhảy nhót mà lướt diễn (y