Năm 1080, mùa xuân, tháng Hai, đúc chuông Quy Điền. Chuông Quy
Điền là thế nào mà được liệt vào hàng “Tứ đại khí”? Không có tài liệu
nào nói đến cả.
Tuy nhiên, có thể so với chuông Báo Thiên để hình dung thử xem sao.
Nhớ lại, năm 1057, xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 12.000 cân
đồng trong kho vua để đúc chuông treo ở chùa đó. Vua Lý Thánh Tông
thân làm bài minh để khắc vào chuông.
Một cân ta là hơn nửa ki-lô-gam (600g). Chuông Báo Thiên nặng gần
7 tấn. Thật ư? Vậy mà chuông chưa được liệt vào hàng “Đại khí”, thế thì
chuông Quy Điền còn lớn nặng biết bao nhiêu!
Người ta bảo: phải dựng một toà phương đình cao 8 trượng (20 - 25 m)
xây bằng đá xanh để treo chuông. Nhưng chuông đánh không kêu nên
chẳng được treo, mà để ở ngoài ruộng phía tây thành Thăng Long, gần
chùa Diên Hựu. Năm 1426, giặc Minh phá tháp Báo Thiên, cũng phá mất
quả chuông kì vĩ này.
Lại nói về chùa Diên Hựu: năm 1101, đời Lý Nhân Tông có “sửa
chùa”, và đến năm 1105, mùa thu, tháng 9 thì xây hai tháp lợp sứ trắng
ở
chùa này.
Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121
viết:
“Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật)
nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh
mà xây ngôi chùa sáng Diên
Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua
.
Rồi đào hồ thơm Linh Chiểu
. Giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột
nở đoá sen nghìn cánh. Trên bông sen dựng vững toà điện màu xanh
Trong điện đặt pho tượng vàng tài năng nhân đức
. Vòng quanh hồ là
dãy hành lang chạm vẽ. Lại đào ao Bích Trì
. Mỗi bên đều bắc cầu
vồng (cầu uốn cong) để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, ở hai bên
phải bên trái, có xây tháp quý lưu li