của tháp Báo Thiên đã gây xúc động lớn đối với nhà thơ lớn đời Trần -
Phạm Sư Mạnh. Ông có viết bài thơ chữ Hán về tháp Báo Thiên, dịch
nghĩa như sau:
Trấn áp đông tây, giữ vững kinh kỳ
Ngọn tháp sừng sững trội vượt hẳn lên
Chiếc cột chống trời đứng đó làm cho
non sông yên ổn
Như mũi dùi trên đất xưa nay chẳng hề mòn.
CHÙA MỘT CỘT - CHUÔNG QUY ĐIỀN
Lối kiến trúc một cột có từ trước đời Lý. Ở Hoa Lư, trong ngôi chùa
con gái vua Đinh Tiên Hoàng (vợ Ngô Nhật Khánh) sau khi bị chồng
rạch mặt đuổi về, bỏ đi tu ở đấy, có cây cột đá cao, sáu cạnh, khắc bài
kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981 - 1005). Phía trên
cột là toà sen chạm. Năm Long Thuỵ Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh
Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện “dựng
lầu chuông, một cột sáu cạnh hình bông sen”.
Vậy đó là một lối kiến trúc của Việt Nam vào thế kỉ 10 - 11. Sách cũ
chép là vào năm 1049, đời Lý Thái Tông, xây chùa Một Cột.
Mùa Đông tháng 10, dựng chùa Diên Hựu
. Trước đấy, vua (Lý Thái
Tông) chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên
toà. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi. Có người cho là điềm
không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa dựng cột đá ở
giữa ao làm toà sen của Phật Quan Âm ở trên cột, giống như đã trông
thấy trong mộng, cho các nhà sư lượn chung quanh
tụng kinh cầu cho
vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu.
Lối kiến trúc một cột đâu có phải bắt nguồn từ một giấc mơ!
Trước 1049, nó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền, một công trình
nghệ thuật.