NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 2 - Trang 16

T

hăng Long thời Lý, một thị trấn cổ nhưng là một kinh thành mới,
phải xây dựng rất nhiều.

Trước hết là kiến trúc cung đình. Các cung điện, lầu gác thường

được xây thành từng cụm quây quần với nhau trông rất đường bệ.
Những công trình kiến trúc ấy có quy mô to lớn, bề thế, không những
phát triển về chiều rộng, mà ngay cả bề cao cũng được chú ý. Lầu cao
gác rộng nhiều lắm: nào lầu vua ngự (bốn tầng) lầu Chuông, lầu
Chính Dương, nơi xem giờ khắc, nào gác Long Đỗ làm nơi nghỉ ngơi dạo
ngắm... Những cụm kiến trúc từ hoàng thành lan ra cả kinh thành, trên
bờ sông Cái, quanh Hồ Tây, quanh các ao sen... hoà quyện với cần, với
đình, với quán nho nhỏ nên thơ, khiến sử cũ ngợi ca: “Chạm trổ trang sức
khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có”.

Phật giáo thịnh hành ở Thăng Long - Đại Việt triều Lý. Vua xây chùa.

Thái hậu xây chùa. Công hầu khanh tướng cũng hăng hái xây chùa. Chùa
và tháp, tháp Báo Thiên và chuông Quy Điền là hai trong “Tứ đại khí”

(3)

thời Lý - Trần của Đại Việt.

THÁP BÁO THIÊN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.