người đã lặn lội mò tìm, song đều phải ngoi lên, lắc đầu xin chịu. Vua
Lý càng thương tiếc. Bấy giờ, chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật đến xin
ra mắt vua. Chàng nói:
- Chỗ ngã ba sông Cái ấy về dịp cuối hè đầu thu này thường có
xoáy nước. Bơi lặn không khéo thì khó mà lên nổi. Tôi xin vì vua thử
xuống một chuyến xem sao. Nếu thấy công chúa, tôi sẽ đón về.
Vua Lý mừng lắm, sai quan quân chèo thuyền đưa chàng trai đi
ngay. Ra giữa sông, đến chỗ xoáy nước. Nước xoáy tròn như phễu nước
khổng lồ, to như miệng giếng làng, trông phát khiếp. Chàng trai họ
Hoàng thản nhiên lao xuống rồi mất hút. Quan quân trên thuyền
đều lo lắng. Lát sau, chàng trai rẽ sóng đi lên, một tay cắp nàng công
chúa. Lý Thái Tông rất cảm kích. Theo đúng lời vua đã cho rao, vua định
phong chàng làm thái giám nội thị tự khanh, thưởng bạc và lụa rất
nhiều. Nhưng chàng trai không tham quan tước, không lấy bạc và lụa là.
Chỉ xin vua cho phép đem dân nghèo làng mình và mấy làng lân cận
sang phía tây Thăng Long phát cỏ hoang cây rậm, làm trại ấp. Vua ưng
thuận. Chàng trai hớn hở về làng. Rồi dân nghèo Lệ Mật theo chàng trai
vượt sông Cái sang phía tây kinh thành sinh sống. Họ khai phá đất
hoang cỏ rậm mà dựng lên được 13 trại. Từ đấy, miền tây Thăng Long
thành một nơi dân cư đông đúc, đồng lúa nương dâu tươi tốt. Dân chăm
nghề nông và tập quen nghề chăn tằm, dệt lụa, làm giấy.
Kiến trúc Thăng Long