Hằng tháng, vào sớm mồng Một (ngày sóc) và hằng năm thì vào
dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng
hương hoa cầu cho ngôi báu dài lâu và bày chậu thau làm lễ tắm tượng
Phật. Trang sức pho tượng tinh tế biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng
sinh. Hoặc xoắn tay áo tiến lui cử động được dung nhan. Hoặc họp đội
của Thiên Vương bốn phương, đều giơ đồ kinh khí bồi hồi dâng điệu
múa. Chăm chỉ, chẳng dám biếng lười, lúc nào cũng cung kính. Cho nên,
sức huyền bí tạo hoá cảm thông mà đầy phù trợ. Như thế là nhà vua đã
dựng cây phướn nhà phật mà cầu phúc thọ vậy”.
Như vậy, quy mô chùa Một Cột thời Lý to hơn ngày nay. Và cả kiểu
dáng, cả những bộ phận hợp thành cũng phức tạp hơn. Thời Trần, có bài
thơ Đề chùa Một Cột của sư Huyền Quang, dịch ra như sau:
Chùa khuya một tiếng chuông vang
Trăng thu tãi sóng, là bàng nhuộm son
Chùa vuông, “chim thú” ngủ ngon
Tháp cao đôi ngọn: búp tròn tay ai...
Đến đời Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa đời Lý nữa vì sách cũ
đã ghi: Năm 1249, “mùa xuân, tháng Giêng, sửa lại chùa Diên Hựu,
xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ”.
Và với thời gian, chùa ngày càng khác trước mãi đi...
Múa rối nước ngày thu