Nhân Tông còn bé, theo kế của tể tướng họ Vương, vua Tống thuận
cắt đất cho Liêu
để tạm yên mạn bắc, dồn binh tướng đánh Đại
Việt, hòng lấy thắng lợi đó dọa Liêu. Tình hình ấy buộc Lý Thường
Kiệt năm 1075 phải chủ động tấn công trước, để phá kế hoạch xâm
lược của Tống. Trong cánh quân bộ vượt biên sang hợp vây Ung
Châu, Thân Cảnh Phúc giữ một mũi quan trọng. Từ Lạng Châu, quân
động Giáp của phò mã nhà Lý trang bị giáo dài, cung và tên tẩm
thuốc độc bất ngờ tấn công dữ dội vào trại Vĩnh Bình. Viên quan
giữ trại là Tô Tá chống cự quyết liệt. Nhưng cuối cùng 600 quân
triều đình Tống và hàng trăm dân binh trong vùng đã bị đánh tan.
Tô Tá chết trận. Sợ uy, người các động bỏ Tống theo ta rất nhiều.
Để triệt phá các căn cứ xâm lược của địch, Thân Cảnh Phúc cho quân
đốt phá sạch doanh trại, kho tàng, tịch thu hết lừa ngựa, vũ khí,
lương thực.
Hai năm sau (1077), Tống cho 10 vạn binh, 1 vạn ngựa với 20 vạn
phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết và nhiều tướng giỏi cầm đầu, chia
hai đường thuỷ bộ sang xâm lược. Đại binh đi đường bộ, Lý Thường
Kiệt dàn quân chống cự địch. Cánh phải chặn đường thuỷ do tướng
Lý Kế Nguyên đốc chiến. Cánh trái do tướng Lưu Kỷ chỉ huy
5.000 quân trấn giữ ở Quảng Nguyên. Còn cánh trung quân tiên
phong giao cho phò mã Thân Cảnh Phúc, bản doanh đóng tại động