S
au trận thất bại ở bến đò Như Nguyệt, Quách Quỳ hết mong chọc
thủng phòng tuyến của ta một cách bất ngờ, đành chịu đóng
quân đợi thuỷ binh đến đón qua sông. Chờ mãi sốt ruột, đã
không có lương để đóng binh lâu, lại nhớ đến lời căn dặn của
vua Tống “... khi thâm nhập vào cõi chúng
, ta phải đánh cho
chóng được”. Quách Quỳ liều đóng bè lớn đổ quân sang bờ nam
chuyến nữa. Nhưng đạo quân qua sông phần bị quân ta tiêu diệt,
phần đầu hàng, hoàn toàn tan vỡ. Quách Quỳ chán nản, đành chôn
chân ở bờ bắc, đợi thuyền. Giữa lúc ấy, thám tử báo về:
- Có đoàn thuyền từ phía đông tiến lại!
Quách Quỳ mừng lắm, tưởng cánh thuỷ quân của Hoà Mân và
Dương Tùng Tiên đã vào hợp tiến, vội lên xem. Đúng là thuyền
thật. Quân đông hàng vạn. Nhưng là quân của Đại Việt do hoàng tử
Hoằng Chân chỉ huy đang reo hò thách đánh! Quách Quỳ thất
vọng, lui về bản doanh. Lại sợ mắc mưu của ta, càng không dám
nghĩ đến chuyện tấn công nữa, y ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị
chém!”.
Nắm được tình hình địch đã nao núng, ta quyết định phản
công. Theo kế hoạch của Lý Thường Kiệt, thuỷ quân của Hoằng
Chân sẽ từ Vạn Xuân ngược sông Cầu đổ bộ lên bờ bắc, đánh vào
trận tuyến phía đông của địch, nhằm hút đại quân chúng về phía
ấy, để quân ta vượt sông tấn công vào doanh trại chính.
Một đêm tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077), doanh trại Tống ở bờ
bắc sông Kháo Túc (quãng sông Cầu gần núi Nham Biền), chìm
trong bóng đêm nặng nề. Bỗng có tiếng hò reo như sấm dậy,
tiếng nước réo như lũ dâng. Quân canh hốt hoảng nhìn ra. Lờ mờ
trên nền sáng mặt sông, hàng trăm chiến thuyền cỡ lớn đã cập bờ,
kín đặc cả một quãng. Hàng ngàn quân Đại Việt có tượng binh dẫn
đầu đang rẽ nước ùa lên. Giặc không kịp trở tay. Doanh trại bị đốt.