NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 142

mỗi ngày một mạnh. Một hai năm nữa, ta có được vài vạn quân trong
tay thì có sợ gì cái triều đình nhà chúa thối tha kia!

Nhạc, Lữ đều khen phải bèn ra hịch Tây Sơn, có câu:

Giận quốc phó ra lòng bội bạc nên Tây Sơn xướng nghĩa Cần

Vương. Trước là ngăn cột đá giữa dòng, kẻo đảng nghịch đặt mưu
ngấp nghé. Sau là tưới mưa dầm khi hạn, kéo cùng dân ra khỏi
chốn lầm than
”.

Anh em Nhạc, Huệ sau đó chia nghĩa quân Tây Sơn thành những

toán nhỏ du binh toả ra khắp phủ Quy Nhơn truyền hịch kể tội
Trương Phúc Loan, đánh phá các trị sở quan lại và trang trại nhà giàu
lấy của phát cho dân nghèo. Bởi thế, người theo đông lắm: người
Thượng ở núi cao, người Kinh ở dưới xuôi, cả đám thổ hào đại phú
Hoa thương đều trương cờ đỏ, lũ lượt về với Tây Sơn. Chẳng bao
lâu, Nhạc, Huệ đã có trong tay đạo quân đông tới vạn người, thanh
thế lẫy lừng như sấm dậy.

PHỦ QUY NHƠN MỘT ĐÊM ĐOẠT THÀNH

Tuần phủ Quy Nhơn Nguyễn Đắc Tuyên nghe tin cấp báo thì

rụng rời chân tay, vội cắt binh đi kiềm chế, song không nổi. Tuyên
lo lắm, sợ chuyện Tây Sơn kinh động đến triều đình tất Trương
Phúc Loan không để yên, bèn yết bảng khắp nơi treo thưởng rất
hậu cho kẻ nào lấy được đầu hoặc bắt sống được Chúa Tây Sơn là
Nguyễn Nhạc. Tuy vậy, Tuyên cũng sợ Nhạc, Huệ đánh trị sở Quy
Nhơn nên ráo riết đốc thúc quân lính cắm chông cho dày, đắp
luỹ cao thêm, lại xét hỏi rất ngặt người ra vào thành, ngày đêm canh
phòng cẩn mật. Bấy giờ, quân khởi nghĩa đã chiếm được phần lớn
phủ Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc mới họp tướng sĩ lại bàn cách đánh trị
sở của Tuyên. Trấn thành Quy Nhơn hào sâu luỹ dày, kho đạn lương
thực đầy đủ. Lại thêm tuần phủ Đắc Tuyên sợ bị đánh úp nên ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.