NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 21

Quần thần đang chọn người để tiến cử thì một viên quan bước

ra nói:

- Thần tuy bất tài, nhưng cũng xin được làm việc ấy.

Mọi người đều nhìn xem ai, hoá ra Nguyễn Biểu. Biểu là người xã

Bình Hồ, huyện Chi La, phủ Nghệ An (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đậu Thái
học sinh cuối đời Trần, làm quan đến chức Điện tiền thị ngự sử.
Giặc Minh sang cướp nước, Biểu lui về quê nhà ngấm ngầm chiêu
mộ hương binh chờ dịp dấy quân. Năm Kỷ Sửu (1409), nghe tin
Đặng Dung, Cảnh Dị lập cháu Trần Nghệ Tông là Trần Quý
Khoáng làm Trùng Quang Đế, xướng nghĩa cần vương ở huyện
nhà, Biểu tức khắc dẫn hương binh đến hưởng ứng. Từ bấy giờ
Biểu luôn ở bên vua dốc sức giúp rập, một lòng trung trinh báo đền
nợ nước. Trùng Quang thấy Biểu nhận đi sứ thì mừng lắm, thân
đến bên cầm tay nói:

- Khanh đi sứ, trẫm còn mong mỏi gì hơn nữa. Hiềm một nỗi,

Trương Phụ là kẻ hung ác bạo ngược lại đang đắc chí, tất sẽ ỷ thế
làm càn. Bởi vậy, khanh đi chuyến này lành ít dữ nhiều, nên thận
trọng giữ mình. Nếu như trời còn phù hộ nước Nam ta, việc nước mà
thành, công ấy quả là hiếm có vậy.

Nguyễn Biểu tâu:

- Nước địch đè lấn, vua phải lo thì bề tôi có lỗi. Thần chịu ơn

dày của nước, nghĩa phải ra đi, lo việc ứng đối, dẫu có chết chắc sẽ
không để nhục mệnh vua.

Dứt lời, Nguyễn Biểu xin sửa soạn đi gấp. Vua tôi đều bịn rịn.

Nhà vua cảm khái vì lòng trung nghĩa của Nguyễn Biểu sắp dấn
thân vào hang hùm để lo việc nước, mới làm một bài thơ quốc âm
tiễn biệt:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.