NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 237

kinh tế của việc giáo dục quần chúng, và chính là phải nhằm mục đích cơ
bản này mà tập trung cố gắng chúng ta phát triển rộng rãi một nền một giáo
dục tiểu học, kỹ thuật và chuyên nghiệp.” (Albert trích dẫn, “Đông Dương
hôm qua và hôm nay”.) Chính là phát từ căn cứ này mà chánh phủ thuộc
địa Pháp, từ đây đặt nền tảng cho “ngôi trường của Pháp ở Việt Nam”. Tiếp
theo sơ cấp học ba năm, bằng chữ Quốc ngữ, là cấp tiểu học nữa, vừa bằng
chữ Quốc ngữ, vừa bằng tiếng Pháp, để cho học sinh độ tuổi 14 dự một kỳ
thi lấy chứng chỉ học lực; trong kỳ thi này, mọi môn thi đều bằng tiếng
Pháp. Có chứng chỉ rồi, học sinh học bốn năm nữa để lấy bằng “Cao đẳng
tiểu học”.
Một nền giáo dục “trung học bản xứ” với chương trình nặng hơn chương
trình tú tài Pháp rất nhiều, chào đón cậu học sinh tốt nghiệp cao đẳng tiểu
học để đưa cậu qua, năm học đến bằng “tú tài bản xứ” – bởi vì học sinh
Việt Nam không được nhận vào các trường “Pháp” thật sự và không thể
học để thi lấy bằng “tú tài Pháp” được. Một giáo sư người Pháp trường
Pétrus Ký ở Sài Gòn, ông Mignon, gọi chương trình tú tài bản xứ là “một
sự nhồi sọ thực sự và một chính sách ngu dân có tính toán của chánh phủ
thuộc địa Pháp”. Ở tất cả các cấp học đều có một giới hạn tuổi mà người
học sinh không thể vượt qua nếu muốn được tiếp tục học. Quá giới hạn tuổi
thì phải loại ra khỏi trường. Trường Đại học Đông Dương, được Albert
Sarraut (Toàn quyền từ 1914-1918) lập trở lại sau sự thí nghiệm không
thành công của Paul Beau (Toàn quyền từ 1902-1908). Trong ý thức của cả
hai vị toàn quyền, chỉ nhằm đào tạo những nhân viên hạ ngạch trong ngành
y tế, ngành dược, sư phạm, pháp lý, canh nông, công chính. Việc giảng dạy
khoa học và kỹ thuật hiện đại hoàn toàn không có. Sự thâm nhập của nền
giáo dục Pháp chỉ có lợi ích cho một tầng lớp trên của xã hội Việt Nam, xã
hội thị thành. Cho mãi đến 1938, trước ngày xảy ra cuộc chiến tranh 1939-
1940, trong toàn cõi Đông Dương (Lào, Campuchia, Việt Nam) trên một
dân số suýt 35 triệu người, cuốn “Danh bạ thống kê Đông Dương” ghi rõ: 1
trường Khải Định (Huế), trường Pétrus Ký (Sài Gòn), 6 trường cao đẳng
tiểu học. Ngoài danh sách ấy, cần phải kể thêm hai trường trung học Pháp
(trường Albert Sarraut – Hà Nội và trường Chasseloup Laubat – Sài Gòn);

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.